Hơn 1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề

(VOV) -Trong 3 năm ( 2010-2012) triển khai Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” hơn 1 triệu người đã được đào tạo.

Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1956 phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là đề án 1956). Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 10 triệu lao động nông thôn được đào tạo và tối thiếu 70% trong số đó có việc làm.

Sau 3 năm (2010-2012) đầu thực hiện các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đạt 77,6% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch của 11 năm thực hiện Đề án; đào tạo, bồi dưỡng 177.069 lượt cán bộ, công chức xã.

Để nhìn lại việc thực hiện đề án sau 3 năm đầu thực hiện, tối 3/4/2013 tại trường quay S4, kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đề án 1956 Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các Bộ ngành liên quan.

Là thành viên duy nhất của Tổ thông tin thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, 3 năm qua kể từ thời điểm triển khai đề án, kênh 3NTV – VTC16 đã bám sát thông tin, sản xuất và phát sóng hàng trăm chương trình phổ biến, tuyên truyền cho đề án.

Phần giao lưu với những điển hình đã thành công từ Đề án

Trong phần giao lưu, nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc của người dân về đề án cũng đã được lãnh đạo các Bộ ngành trả lời, đưa ra những thông tin thiết thực, chính sách hỗ trợ và hướng giải quyết những vướng mắc….

Tham dự chương trình Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết, dạy nghề cho nông thôn là vấn đề rất khó bởi Việt Nam có trên 1.000 ngành nghề nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc thiên tai, địa lý từng vùng… việc thực hiện, chỉ đạo của các cấp khiến việc thực hiện đề án còn nhiều khó khăn… Thấy được tình hình khó khăn của bao năm qua Ban chỉ đạo Trung ương đã đề suất, tham mưu cho Ban Bí thư ra chỉ thị 19 để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác dạy nghề, trách nhiệm chính trị của địa phương là tổ chức thật tốt… Đồng thời đưa ra thông tư 30 của năm ngành để tới đây hướng dẫn tổ chức sao cho hiệu quả…

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đề án 1956 Nguyễn Thiện Nhân tăng hoa cho các khách mới giao lưu trong chương trình.

Phó Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Thiện Nhân Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1956 phát biểu tại chương trình, trong thời gian 3 năm vừa qua Ban chỉ đạo đã đi cơ sở nhiều nhưng qua chương trình vẫn thấy cần phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đề án dài nhất trong lịch sử từ năm 1975 tới giờ để phục vụ dạy nghề cho một đối tượng. Cũng là đề án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay có nhiệm vụ phải đào tạo trên 10 triệu lao động nông thôn và có nhiều ưu đãi nhất.

Tuy nhiên điều lo lắng của Ban chỉ đạo là làm sao để đào tạo xong người lao động có việc làm. Trong 1 năm gần đây thì Ban chỉ đạo cũng đã xác định, có việc làm quan trọng hơn là số lượng lao động được đào tạo. Sau 3 năm đã có hơn 1 triệu lao động được đào tạo và gần 75% có việc làm; có 653/663 đơn vị hành chính cấp huyện có lao động nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án (chiếm 98,5%); 9.673 xã/10.366 xã có lao động nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc Tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã, đạt 93,3%. Thông qua chương trình, Ban chỉ đạo cũng kêu gọi các đồng chí lãnh đạo địa phương quan tâm tất cả các huyện, thị xã phải có Ban chỉ đạo về Đề án 1956…

Đồng thời Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo các Bộ ngành liên quan trong thời gian tới sẽ tiệp tục triển khai và tổ chức tốt hơn nữa. Đặc biệt là nguyên tắc: không biết học xong làm ở đâu và thu nhập bao nhiêu thì không đi học và không dạy. Bởi học và dạy như vậy là lãng phí. Yêu cầu các Chủ tịch xã, Chủ tịch huyện, Giám đốc Trung tâm dạy nghề thực hiện quy trình tổ chức lớp phải có điều tra ban đầu, trả lời người học vì sao học nghề này…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi: 10 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quảng Ngãi: 10 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

(VOV) -Người dân có thể kể những câu chuyện thành công hay băn khoăn của họ và đặt câu hỏi với các Bộ ngành…

Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

Trực tiếp chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

(VOV) -Người dân có thể kể những câu chuyện thành công hay băn khoăn của họ và đặt câu hỏi với các Bộ ngành…

Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả
Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả

Chủ trương đào tạo nghề cho nông dân là đúng, cấp thiết, nhưng thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người học, nhiều tiêu chí khó khả thi.

Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả

Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả

Chủ trương đào tạo nghề cho nông dân là đúng, cấp thiết, nhưng thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người học, nhiều tiêu chí khó khả thi.

Hà Tĩnh cần hướng đào tạo nghề theo yêu cầu cụ thể
Hà Tĩnh cần hướng đào tạo nghề theo yêu cầu cụ thể

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Hà Tĩnh là địa phương đang định hướng phát triển mạnh về công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, là nơi đang có một nhu cầu lớn về lao động mọi ngành nghề.

Hà Tĩnh cần hướng đào tạo nghề theo yêu cầu cụ thể

Hà Tĩnh cần hướng đào tạo nghề theo yêu cầu cụ thể

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Hà Tĩnh là địa phương đang định hướng phát triển mạnh về công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, là nơi đang có một nhu cầu lớn về lao động mọi ngành nghề.

AFD tài trợ Việt Nam 25 triệu euro cho đào tạo nghề
AFD tài trợ Việt Nam 25 triệu euro cho đào tạo nghề

(VOV) - Khoản tài trợ này sẽ dành đầu tư cho 5 trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của Việt Nam.

AFD tài trợ Việt Nam 25 triệu euro cho đào tạo nghề

AFD tài trợ Việt Nam 25 triệu euro cho đào tạo nghề

(VOV) - Khoản tài trợ này sẽ dành đầu tư cho 5 trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của Việt Nam.

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề
Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Và mỗi năm cả nước có thêm hơn 1 triệu lao động đến tuổi có nhu cầu học nghề

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Gần 80% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề

Và mỗi năm cả nước có thêm hơn 1 triệu lao động đến tuổi có nhu cầu học nghề