Hy hữu bỏng chân do đi massage

VOV.VN - Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc bị bỏng, đặc biệt là bỏng nước sôi… Tuy nhiên, trường hợp bỏng nước sôi nhập viện do đi massage lại hiếm gặp.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đức giang tiếp nhận anh L.T.D trú tại Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội nhập viện do vết bỏng nước sôi ở cẳng chân phải. Được biết, anh D. bị bỏng khi ngâm chân massage. Tình trạng bỏng độ 2-3 trên vùng cẳng bàn chân phải, đau rát, rối loạn nước và điện giải. Sau khi sơ cứu bệnh nhân được chuyển lên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để được điều trị. 

Bệnh nhân L.T.D bị bỏng nước sôi ở cẳng chân phải khi ngâm chân massage. Ảnh: BVCC
Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ thay băng và bôi mỡ bỏng hàng ngày tuy nhiên bệnh nhân vẫn có nguy cơ phải phẫu thuật ghép da và để lại sẹo xấu vùng bỏng do vết bỏng khá nặng. Hiện tại, vùng cẳng chân phải của bệnh nhân vẫn còn phỏng rộp, các bác sĩ dự kiến sẽ phải chăm sóc tích cực trong vòng một tuần. Sau đó sẽ xét phẫu thuật và cắt lọc ghép da.

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho hay: “Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải cẩn thận, phòng chống bỏng trong mọi trường hợp và có biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị bỏng nước sôi. Như trường hợp của bệnh nhân bị bỏng do massage, chúng ta nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi sử dụng tránh trường hợp đáng tiếc như trên xảy ra”.

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan hướng dẫn sơ cứu và chữa trị khi bị bỏng nước sôi:

Đầu tiên, phải lập tức hạ nhiệt độ cho vùng da bỏng: Khi bị bỏng, tốt nhất chúng ta nên sơ cứu bỏng nước sôi bằng cách nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách để vùng bị tổn thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng nước sôi vào nước lạnh (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt.

Bảo vệ cho vết bỏng không bị nhiễm trùng: Có rất nhiều người nghĩ rằng những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… có thể làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên điều đó không đúng, thực ra phương pháp tốt nhất để sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả là giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì trong vòng 24 giờ sau đó. Chẳng may vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, bạn có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng.

Việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Tuy nhiên cần chọn băng gạc phù hợp vệ sinh. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng. Nếu không có băng đạt tiêu chuẩn thì tốt nhất là giữ nguyên vùng da bị bỏng, tránh đụng chạm.

Một ngày sau khi bị bỏng, bạn có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa.

Cách làm lành vết bỏng: Đối với vết bỏng nhẹ thì sẽ ít có khả năng bị nhiễm trùng. Ở những vết bỏng lớn hơn, khả năng bị nhiễm trùng làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn. Sau khi sơ cứu xong bạn nên dùng các loại kem bôi vết bỏng có chứa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc./.

Cận cảnh cách chữa bỏng bằng da cá rô

VOV.VN - Các bác sỹ Brazil mới đây đã áp dụng thành công phương pháp chữa bỏng bằng da cá rô phi thay vì phương pháp truyền thống với thuốc mỡ và băng gạc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân bị bỏng
Những quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân bị bỏng

VOV.VN - BS. Phan Thái Sơn: Những thói quen sai lầm trong dân gian đã làm tình trạng nặng hơn như bôi kem đánh răng, dội nước đá lên tổn thương bỏng.

Những quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân bị bỏng

Những quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân bị bỏng

VOV.VN - BS. Phan Thái Sơn: Những thói quen sai lầm trong dân gian đã làm tình trạng nặng hơn như bôi kem đánh răng, dội nước đá lên tổn thương bỏng.

Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng
Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng

Bỏng là tình trạng tổn thương rất phổ biến. Bạn có thể bị bỏng vì nhiệt, lửa, tia cực tím, ánh sáng, điện, hóa chất, nước sôi… 

Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng

Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng

Bỏng là tình trạng tổn thương rất phổ biến. Bạn có thể bị bỏng vì nhiệt, lửa, tia cực tím, ánh sáng, điện, hóa chất, nước sôi… 

Bị bỏng, kiêng ăn gì để tránh bị sẹo?
Bị bỏng, kiêng ăn gì để tránh bị sẹo?

VOV.VN - Bỏng không chỉ đau đớn mà còn có nguy cơ để lại sẹo. Nếu không ăn kiêng đúng cách thì sẽ để lại vết sẹo rất xấu sau khi lành vết bỏng.

Bị bỏng, kiêng ăn gì để tránh bị sẹo?

Bị bỏng, kiêng ăn gì để tránh bị sẹo?

VOV.VN - Bỏng không chỉ đau đớn mà còn có nguy cơ để lại sẹo. Nếu không ăn kiêng đúng cách thì sẽ để lại vết sẹo rất xấu sau khi lành vết bỏng.