Hy hữu cứu sống bệnh nhân đuối nước bị bùn lấp đầy hai phổi

VOV.VN - Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, đã ngưng thở oxy và đang được tiếp tục điều trị, theo dõi tại Khoa Nội hô hấp của bệnh viện.

Sáng nay (5/8), bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị động kinh ngạt nước suy hô hấp nguy kịch.

Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Diễm Thụy, 33 tuổi, ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Theo người nhà, bệnh nhân mắc bệnh động kinh từ năm 4 tuổi, đã được điều trị bằng thuốc uống. Ngày 26/7, bệnh nhân lên cơn co giật và ngã xuống ao nước bẩn, người nhà phát hiện và đưa cấp cứu tại bệnh viện địa phương trong tình trạng suy hô hấp nặng, huyết áp thấp được xử trí đặt ống thở, sử dụng vận mạch và chuyển đến bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.

hinh_anh_xquang_ton_thuong_2_ben_phoi_lan_toa_5_8_zctn.jpg

Hình ảnh X- Quang tổn thương 2 bên phổi lan tỏa của bệnh nhân.

bac_si_tham_kham_benh_nhan_sang_5_8_uedx.jpg

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sáng 5/8.

Tại Khoa Cấp cứu tổng hợp của bệnh viện, các bác sĩ có chỉ định cho thở máy, chụp X-quang tim phổi thẳng thấy, mờ lan tỏa 2 phổi, gãy xương sườn. Bác sĩ chẩn đoán, viêm phổi hít, suy hô hấp nguy kịch, hôn mê sâu ngưng tim, do bị ngạt nước. Tình trạng bệnh nặng, nguy kịch nên được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi khí phế quản 3 lần với kết quả, viêm cấp nặng phế quản 2 bên, ứ đọng nhiều đờm có lẫn bùn đen, đất sình, rửa sạch lấy dịch cấy kháng sinh đồ. Đến ngày 31/7, bệnh nhân ngưng máy thở và rút nội khí quản.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, đã ngưng thở oxy và đang được tiếp tục điều trị, theo dõi tại Khoa Nội hô hấp của bệnh viện.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thiện Phước - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc cho biết, đuối nước có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em, thiếu niên đến cả người lớn với tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Phước lưu ý thêm, do trường hợp bệnh nhân mắc bệnh động kinh gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn nên người nhà chăm sóc cần lưu ý theo dõi sát người bệnh, giúp họ tránh những nguy hiểm như đứng gần ao, hồ, di chuyển trên cao so với mặt đất… để không gây ra những hậu quả đáng tiếc./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cứu sống 2 ngư dân trên tàu cá bị chìm do bão số 2
Cứu sống 2 ngư dân trên tàu cá bị chìm do bão số 2

VOV.VN -Khi tàu đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa thì bị phá nước do ảnh hưởng của bão số 2 rồi chìm dần.

Cứu sống 2 ngư dân trên tàu cá bị chìm do bão số 2

Cứu sống 2 ngư dân trên tàu cá bị chìm do bão số 2

VOV.VN -Khi tàu đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa thì bị phá nước do ảnh hưởng của bão số 2 rồi chìm dần.

Cảnh sát đường thủy Hải Phòng cứu 2 người bị lật thuyền trên sông
Cảnh sát đường thủy Hải Phòng cứu 2 người bị lật thuyền trên sông

VOV.VN - Cảnh sát đường thủy (Công an TP Hải Phòng) vừa cứu thành công 2 người bị nạn tại cửa sông thuộc khu vực Ba Lăng (Cát Hải, Hải Phòng).

Cảnh sát đường thủy Hải Phòng cứu 2 người bị lật thuyền trên sông

Cảnh sát đường thủy Hải Phòng cứu 2 người bị lật thuyền trên sông

VOV.VN - Cảnh sát đường thủy (Công an TP Hải Phòng) vừa cứu thành công 2 người bị nạn tại cửa sông thuộc khu vực Ba Lăng (Cát Hải, Hải Phòng).

Cứu sống 7 ngư dân ngay trước khi tàu cá bị chìm
Cứu sống 7 ngư dân ngay trước khi tàu cá bị chìm

VOV.VN - Các ngư dân gặp nạn được đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe tích cực trên hành trình về đất liền.

Cứu sống 7 ngư dân ngay trước khi tàu cá bị chìm

Cứu sống 7 ngư dân ngay trước khi tàu cá bị chìm

VOV.VN - Các ngư dân gặp nạn được đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe tích cực trên hành trình về đất liền.