Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá

VOV.VN - Cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương khi triển khai dự án đường vành đai trong thời gian tới. Đây là thông tin tại tọa đàm với chủ đề "Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá".

Tại buổi tọa đàm các đại biểu cho rằng, trong 20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000 km đường cao tốc. Phát triển hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định, trong đó đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021-2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc. Thời gian qua, cùng với nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang được triển khai để hiện thực hóa mục tiêu vừa nêu, Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là một trong những dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng cũng đang tích cực được triển khai đầu tư.

Triển khai các Dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu giảm tải áp lực cho giao thông khu vực nội đô, mà còn tạo bước đột phá về phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương trong vùng Thủ đô và vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời còn tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng đất đai, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô được triển khai theo hình thức đầu tư hỗn hợp: Là đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư - mô hình phối hợp giữa nhà nước và xã hội. Hiện tổng mức đầu tư của dự án là gần 86.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư… đang khó khăn trong triển khai dự án.

"Chúng ta càng để chậm vấn đề giải phóng mặt bằng thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ và chắc chắn việc giải phóng mặt bằng không được phép chia nhiều lần vì các thời kỳ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng bất khả thi. Đây là bài học kinh nghiệm, khó khăn này được xác định trong một khoảng thời gian phải thực hiện theo chủ trương đầu tư tới đây, triển khai trong năm 2022- 2024. Riêng thành phố Hà Nội cũng sẽ phải có một phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, đã chuẩn bị 9 khu tái định cư", ông Dương Đức Tuấn cho hay.

Các ý kiến tại tọa đàm cho rằng, để đảm bảo tiến độ cho Dự án đường Vành đai 3 của TP.HCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội cần có các cơ chế tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia thực hiện triển khai các dự án. Theo đó, cần có cơ chế đặc thù cho chỉ định thầu, nên phân cấp, phân quyền cho địa phương, cấp nào thực hiện tốt thì nên để cấp đó thực hiện.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dẫn chứng, lâu nay các dự án đường vành đai chiến lược quốc gia, sự tham gia của cấp địa phương còn rất ít. Có thể đây là lý do gây lãng phí, kém hiệu quả và làm chậm bước tiến của đất nước trong quá trình phát triển. Do đó, giao cho địa phương các quyền thì tất cả các lợi ích và khó khăn đều tập trung xử lý được. Cần xem xét cách tiếp cận như vậy để tạo ra động lực mới cho việc giải quyết tắc nghẽn thể chế lâu nay. Làm đường liên quan đến người dân, đến địa bàn… ở điểm này, địa phương phải nỗ lực để xử lý nhanh chóng.

"Ở TP.HCM hay ngay cả ở Hà Nội, chúng ta thấy chuyện tắc nghẽn liên quan đến đường vành đai cho thấy khi giao cho địa phương thì chắc chắn nỗ lực thực hiện sẽ cao. Điểm tổng quát ở đây là giao quyền cho địa phương thực thi thực chất là giao trách nhiệm. Nhiều khi cứ nghĩ hưởng lợi trước mà không thấy rằng đầu tiên phải là trách nhiệm để địa phương thể hiện năng lực và bộ máy của mình. Nếu làm được thì tác động khá mạnh và toàn diện", ông Trần Đình Thiên cho hay.

Theo kế hoạch Dự án đường vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 trong tháng 5 này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội chuẩn bị thông xe nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng 
Hà Nội chuẩn bị thông xe nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng 

VOV.VN - Dự án nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ thông xe vào ngày 10/1/2021, góp phần giảm thiểu ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội.

Hà Nội chuẩn bị thông xe nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng 

Hà Nội chuẩn bị thông xe nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng 

VOV.VN - Dự án nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ thông xe vào ngày 10/1/2021, góp phần giảm thiểu ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội.

Phân luồng giao thông xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2
Phân luồng giao thông xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2

VOV.VN -Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ rào chắn đường Minh Khai (Vĩnh Tuy - Mai Động) đoạn từ cổng Time City đến trụ P9

Phân luồng giao thông xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2

Phân luồng giao thông xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2

VOV.VN -Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ rào chắn đường Minh Khai (Vĩnh Tuy - Mai Động) đoạn từ cổng Time City đến trụ P9

Dường Vành đai 4 Hà Nội giảm mức đầu tư còn 86.000 tỷ đồng
Dường Vành đai 4 Hà Nội giảm mức đầu tư còn 86.000 tỷ đồng

VOV.VN - Mức giảm do tính lại các chi phí, loại bỏ các hạng mục không cần thiết sẽ vừa giúp tăng tính khả thi trong phương án tài chính, vừa giảm áp lực huy động vốn cho đơn vị được giao triển khai đầu tư.

Dường Vành đai 4 Hà Nội giảm mức đầu tư còn 86.000 tỷ đồng

Dường Vành đai 4 Hà Nội giảm mức đầu tư còn 86.000 tỷ đồng

VOV.VN - Mức giảm do tính lại các chi phí, loại bỏ các hạng mục không cần thiết sẽ vừa giúp tăng tính khả thi trong phương án tài chính, vừa giảm áp lực huy động vốn cho đơn vị được giao triển khai đầu tư.