Băn khoăn về việc "tách" Luật Giao thông đường bộ

VOV.VN - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành hai luật là Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Không quy định về đào tạo sát hạch, cấp bằng lái

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh.

Theo đó dự thảo lần này quy định về giao thông đường bộ gồm: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

“Các quy định về quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ không được quy định tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)” – ông Nguyễn Văn Thể cho biết.

Cơ quan thẩm tra tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tuy nhiên, theo ông Võ Trọng Việt- Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN, nội dung dự thảo Luật còn liên quan đến nhiều luật cũng như các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên; một số quy định trong dự thảo Luật trùng lặp với quy định của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ … Do đó, đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thường trực Ủy ban QPAN cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc tách thành hai dự án Luật (Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ), vì cho rằng, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện Luật hiện hành, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện các vấn đề liên quan đến GTĐB, từ đó tách thành hai nội dung lớn là giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời xây dựng thành hai dự án Luật là phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Trong đó, dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tập trung điều chỉnh các nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Cân nhắc kỹ việc tách luật

Góp ý vào dự thảo luật, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ đặt câu hỏi, vì sao lại tách ra thành 2 luật? Trên thế giới có tách ra như vậy không? Cho rằng cho rằng có những lĩnh vực tách ra và đi theo 2 hướng khác nhau thì tính thống nhất sau này rất khó, ông Phan Thanh Bình đề nghị nghiên cứu về việc tách ra cho dễ quản lý hay làm 1 Luật điều chỉnh chung tổng thể và Chính phủ điều phối cụ thể ngành, lĩnh vực.

Còn theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các quy định về giao thông đường bộ hiện nay chưa đủ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và so với sự tăng trưởng của giao thông đường bộ. Tuy nhiên, dự thảo Luật Giao thông đường bộ có nhiều nội dung trùng lắp, chồng lấn chưa thoát khỏi được với dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tất cả những quy định trong dự thảo Luật đều gắn với an toàn nên cần xem xét kỹ việc tách thành hai luật khác nhau.

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, hiện nay chúng ta có các Luật liên quan tới giao thông là Luật giao thông đường bộ, Luật đường sắt, Luật hàng không dân dụng, Luật đường thuỷ nội địa… Các luật này có kết cấu tổng thể và mục tiêu là đảm bảo an toàn, trật tự giao thông.

Do đó, bà Lê Thị Nga băn khoăn với việc tách ra thành 2 Luật giao thông đường bộ và Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bởi đây là một tổng thể thống nhất, một kết cấu khó có thể tách rời ra được. Nếu luật này tách ra vậy những luật còn lại có tách ra không?

“Quan điểm cá nhân tôi cho rằng không nên tách ra thành 2 luật mà nên để trong 1 luật để đảm bảo kết cấu tổng thể. Trong đó, luật nên phân công trách nhiệm từng bộ, ngành” – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh thì cho biết, về việc có nên tách ra thành 2 Luật, các cơ quan của Chính phủ đã có rất nhiều cuộc thảo luận và thống nhất về việc này. Dẫn số liệu về việc hơn 90% vụ tai nạn giao thông xảy ra trong lĩnh vực giao thông đường bộ, do đó qua đánh giá cần phải tách ra về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Còn đối với các luật khác, vấn đề có tách ra không thì cần phải dựa trên thực tiễn, quá trình tổng kết, đánh giá.

Nêu ý kiến ngay sau đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga không đồng tình với quan điểm này. Bởi bà cho rằng, trong lĩnh vực hàng không hay đường sắt nếu xảy ra tai nạn cũng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới rất nhiều người. Do đó, lý do đường bộ bị tai nạn nhiều nên phải tách luật là chưa thuyết phục.

Báo cáo giải trình thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết các cơ quan liên quan đã nghiên cứu rất kỹ và quá trình soạn thảo tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý. Về việc còn có sự trùng lắp, cơ quan soạn thảo sẽ xem xét từng điều từng ý trong 2 dự thảo luật để đảm bảo sự bóc tách rõ ràng.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, nhìn chung Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 như đã nêu trong tờ trình.

Liên quan tới phạm vi điều chỉnh, Phó Chủ tịch QH cho biết, nội dung này liên quan tới Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến sau khi thảo luận dự án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành 2 luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Không để chồng chéo trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ
Thủ tướng: Không để chồng chéo trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, an toàn giao thông là vấn đề lớn, vì "tính mạng con người là trên hết".

Thủ tướng: Không để chồng chéo trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ

Thủ tướng: Không để chồng chéo trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, an toàn giao thông là vấn đề lớn, vì "tính mạng con người là trên hết".

Luật giao thông đường bộ hiện chưa đủ mạnh, đang bộc lộ nhiều hạn chế
Luật giao thông đường bộ hiện chưa đủ mạnh, đang bộc lộ nhiều hạn chế

VOV.VN - Hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ đã bộc lộ những hạn chế, thiếu tính ổn định,... gây khó khăn cho việc thực hiện và chưa đủ mạnh về pháp lý.

Luật giao thông đường bộ hiện chưa đủ mạnh, đang bộc lộ nhiều hạn chế

Luật giao thông đường bộ hiện chưa đủ mạnh, đang bộc lộ nhiều hạn chế

VOV.VN - Hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ đã bộc lộ những hạn chế, thiếu tính ổn định,... gây khó khăn cho việc thực hiện và chưa đủ mạnh về pháp lý.

“Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên”
“Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên”

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh tình trạng đối tượng giả danh công an, quân đội để lừa đảo khi thảo luận về phòng chống tội phạm.

“Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên”

“Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên”

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh tình trạng đối tượng giả danh công an, quân đội để lừa đảo khi thảo luận về phòng chống tội phạm.

Buổi đối thoại với người dân Thủ Thiêm hoãn 2 lần do Covid-19
Buổi đối thoại với người dân Thủ Thiêm hoãn 2 lần do Covid-19

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tổ chức đối thoại với người dân Thủ Thiêm, tuy nhiên phải hoãn 2 lần do dịch bệnh.

Buổi đối thoại với người dân Thủ Thiêm hoãn 2 lần do Covid-19

Buổi đối thoại với người dân Thủ Thiêm hoãn 2 lần do Covid-19

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tổ chức đối thoại với người dân Thủ Thiêm, tuy nhiên phải hoãn 2 lần do dịch bệnh.

Thượng tướng Lê Quý Vương: Khởi tố 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng
Thượng tướng Lê Quý Vương: Khởi tố 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã phát hiện 17.887 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 25,19%). 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng; 23 vụ, 158 bị can phạm tội về chức vụ bị khởi tố.

Thượng tướng Lê Quý Vương: Khởi tố 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng

Thượng tướng Lê Quý Vương: Khởi tố 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã phát hiện 17.887 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 25,19%). 228 vụ, 492 bị can phạm tội về tham nhũng; 23 vụ, 158 bị can phạm tội về chức vụ bị khởi tố.