Khai thác than lộ thiên, tan hoang rừng Suối Bàng

VOV.VN - Phương pháp khai thác cho phép là khai thác hầm lò, tuy nhiên trong suốt nhiều năm qua, hai Công ty này đã khai thác than theo phương pháp lộ thiên.

Mỏ than Suối Bàng và mỏ than Suối Bàng II tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh Sơn La cấp giấy phép khai thác vào năm 2010 và 2011 cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản KTB và Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La.

Một trong 4 bãi thải của 2 công ty.
Phương pháp khai thác cho phép là khai thác hầm lò, tuy nhiên trong suốt nhiều năm qua, hai Công ty này đã khai thác than theo phương pháp lộ thiên.
Mới đây Sở Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình đề nghị thu hồi giấy phép khai thác.
Người dân Bản Bó cho biết: Nước từ các bãi thải than đổ về khiến việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, cây lúa phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt.

Tổng diện tích cấp là hơn 300 héc ta. Phương pháp khai thác cho phép là khai thác hầm lò. Tuy nhiên trong suốt nhiều năm qua, hai Công ty này đã khai thác than theo phương pháp lộ thiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, tàn phá nhiều héc ta rừng tự nhiên và  nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân các bản: Pưa Ta, Bản Bó, Nà Lồi và Suối Khẩu, xã Suối Bàng.

Qua các cuộc kiểm tra của các ngành chức năng, hoạt động khai thác của hai Công ty này còn nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian dài vẫn chưa khắc phục được.

Những tồn tại được chỉ rõ trong các văn bản là: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn thiếu; chưa hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các bãi thải tại 4 bản; chưa tổ chức thực hiện thi công phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; chưa lập dự án đầu tư theo phương pháp khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò ( đã điều chỉnh); chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường của dự án.../.

Ông Mùi Văn Thảo, Phó bản Bó cho biết, việc đổ thải đầu nguồn đã khiến nguồn nước sinh hoạt của bà con bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các khe lạch đầu nguồn nước ngả màu vàng.
Ở bản Bó, mỗi nhà được Công ty hỗ trợ hai cuộn dây, còn lại bà con phải bỏ thêm tiền để dẫn nước từ rất xa về nhà.
Hoạt động khai thác than rầm rộ trong nhiều năm qua gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bãi thải ngày một cao, không nằm trong diện tích đất được cấp phá cả rừng tự nhiên.
Than được vận chuyển theo đường sông Đà.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nổ mìn khai thác than, 14 công nhân bị thương
Nổ mìn khai thác than, 14 công nhân bị thương

VOV.VN - Trong số 14 người bị thương sau vụ nổ mìn khai thác than có 1 người bị thương nặng với chẩn đoán dập phổi, chấn thương sọ não.

Nổ mìn khai thác than, 14 công nhân bị thương

Nổ mìn khai thác than, 14 công nhân bị thương

VOV.VN - Trong số 14 người bị thương sau vụ nổ mìn khai thác than có 1 người bị thương nặng với chẩn đoán dập phổi, chấn thương sọ não.

Cấp cứu tích cực các công nhân vụ nổ mìn khai thác than ở Quảng Ninh
Cấp cứu tích cực các công nhân vụ nổ mìn khai thác than ở Quảng Ninh

VOV.VN - Bệnh nhân nặng nhất bị đa chấn thương dập phổi, phải thở máy, tiên liệu nặng đã được chuyển tới bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Cấp cứu tích cực các công nhân vụ nổ mìn khai thác than ở Quảng Ninh

Cấp cứu tích cực các công nhân vụ nổ mìn khai thác than ở Quảng Ninh

VOV.VN - Bệnh nhân nặng nhất bị đa chấn thương dập phổi, phải thở máy, tiên liệu nặng đã được chuyển tới bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Cháy khí trong hầm lò khai thác than, 6 công nhân bị thương
Cháy khí trong hầm lò khai thác than, 6 công nhân bị thương

VOV.VN - Theo chẩn đoán ban đầu, 6 công nhân bị bỏng nhiệt diện tích bỏng từ 34-55%, tình trạng tỉnh táo.

Cháy khí trong hầm lò khai thác than, 6 công nhân bị thương

Cháy khí trong hầm lò khai thác than, 6 công nhân bị thương

VOV.VN - Theo chẩn đoán ban đầu, 6 công nhân bị bỏng nhiệt diện tích bỏng từ 34-55%, tình trạng tỉnh táo.