Tây Bắc - miền đất du lịch tiềm năng từ sức mạnh nội sinh

VOV.VN - Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những điểm đến hàng đầu thế giới như Sa Pa, Mộc Châu, Mù Cang Chải... Tây Bắc còn mang đậm sắc màu văn hóa của hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Đây thực sự là sức mạnh nội sinh thúc đẩy các địa phương trong khu vực phát triển, đặc biệt là về kinh tế du lịch.

Sau nhiều năm bị mai một, đua ngựa Bắc Hà (Lào Cai) có lịch sử hàng trăm năm đã được duy trì trở lại. Qua 16 mùa, đua ngựa đã dần trở thành “thỏi nam châm” thu hút từ 2,5 – 3 vạn du khách tới xem, cổ vũ mỗi mùa giải.

Xác định biến hoạt động văn hóa này trở thành thương hiệu chuyên nghiệp, riêng có của xứ cao nguyên trắng, huyện Bắc Hà đã có ý tưởng xây dựng riêng một Đề án bảo tồn, phát triển đàn ngựa địa phương.

Ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đề án nhằm duy trì giải đua ngựa truyền thống cũng như phát huy đua ngựa sẽ là một sản phẩm du lịch để khi du khách đến sẽ nhớ về Bắc Hà nhiều hơn.

Đua ngựa Bắc Hà nằm trong danh sách khoảng 40 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận ở Lào Cai.

Ngoài Lào Cai, mỗi địa phương trong khu vực Tây Bắc đều có hàng chục di sản được đưa vào diện bảo vệ quốc gia. Mới đây nhất, nét văn hóa đặc trưng của Tây Bắc là xòe Thái đã được nâng cấp trở thành di sản của toàn nhân loại. Đây là cơ sở để duy trì hoạt động của hơn 3.000 đội xòe trên khắp 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái, vừa gắn kết cộng đồng, vừa là đặc sản du lịch mỗi khi khách đến.

Nghệ nhân Lò Thị Xuân ở xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào về di sản của mình. Những điệu xoè bây giờ không chỉ hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái mà được rất nhiều du khách biết đến. Khi tới đây, bao giờ du khách cũng tìm hiểu về các điệu xoè, được tay trong tay tham gia vòng xoè. Ở bản tôi cũng như các bản Thái khác đều có đội văn nghệ, khi đón khách thì chúng tôi luôn quảng bá, giới thiệu về văn hóa dân tộc mình, trong đó có các điệu xoè".

Trong dòng chảy văn hóa Tây Bắc, còn in dấu những giá trị lịch sử thiêng liêng gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ, Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La...

2024 là năm ghi dấu 70 năm chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trên khắp quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Những địa chỉ ấy vừa gửi gắm thông điệp về hòa bình, về tinh thần dân tộc, vừa nằm trong danh sách “những điểm đến không thể bỏ qua” khi du khách đặt chân lên Tây Bắc.

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa mình vào câu chuyện lịch sử “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta, chị Nguyễn Thị Mai Dung, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh không giấu nổi niềm tự hào, xúc động: "Nghe thuyết trình của hướng dẫn viên mình đã khóc rất nhiều, bây giờ vẫn còn xúc động, xem bức tranh này nghĩ đến những nguời chiến sĩ và những người họa sĩ đã dày công làm nên bức tranh này".

Nhận thức được vai trò sức mạnh nội sinh của văn hóa, các địa phương Tây Bắc thời gian qua đã ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Ngoài tranh thủ các nguồn lực trung ương như thông qua 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong khu vực đều có những Chỉ thị, Kết luận, Nghị quyết riêng về văn hóa, làm cơ sở để ban hành các chính sách hỗ trợ.

Đơn cử như tỉnh Sơn La, Nghị quyết 41 của HĐND tỉnh này ban hành từ năm 2022 đến nay đã hỗ trợ được 6 bản du lịch cộng đồng và trên 30 homestay; cùng với đó là hỗ trợ xây dựng nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian, trích đoạn lễ hội, phát triển nhiều nghề truyền thống trong cộng đồng...

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, dù đã được hỗ trợ từ ngân sách địa phương, song vẫn còn không ít khoảng trống cần bệ đỡ mạnh hơn từ trung ương, như hỗ trợ riêng cho các nghệ nhân dân gian, hay hỗ trợ phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống... để văn hóa được phát huy hiệu quả hơn nữa.

"Hiện nay, các địa phương đều đang tự cố gắng thực hiện việc này. Tuy nhiên, nếu như có được sự hỗ trợ của nhà nước mang tính chất thường xuyên cho hoạt động này thì tôi nghĩ rằng việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống không riêng ở Mộc Châu mà trong toàn tỉnh và cả nước sẽ có giá trị cao hơn." - bà Hoa nhấn mạnh.

Để hành trình di chuyển, ăn, nghỉ, trải nghiệm của mỗi du khách được đắm chìm trong những sắc thái văn hóa thì không thể thiếu tính liên kết, mục tiêu cuối cùng nhằm giữ chân du khách ở lại lâu nhất.

Hơn 15 năm nay, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác ngày một sâu rộng, bắt tay với những đối tác lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Riêng năm 2023, Tuần Văn hóa – Du lịch Tây Bắc đã hiện diện ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cả Luông Pha Bang của nước bạn Lào, góp phần nâng tổng lượng khách đến toàn vùng khoảng 30 triệu lượt, chiếm 1/4 cả nước.

Vừa qua, nhóm liên kết du lịch Tây Bắc tiếp tục mang văn hóa rừng núi “se duyên” với văn hóa vùng sông nước, ven biển ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, mở ra nhiều cơ hội mới. 

Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Vấn đề quan trọng chúng tôi mong muốn làm sao ký kết hợp tác phải đi vào thực chất. Có nghĩa là chúng ta phải hành động, phải nỗ lực phấn đấu để làm sao phát triển cả 2 khu vực, hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cùng với những nỗ lực, sáng tạo của các địa phương, nhiều thương hiệu văn hóa đặc trưng lớn đang hình thành như văn hóa hoa ban Điện Biên, văn hóa ruộng bậc thang Yên Bái, văn hóa trái cây Sơn La, gần đây là ý tưởng về nền văn hóa sông Hồng của Lào Cai...

Có thể thấy, khi đặt văn hóa trong tổng hòa các lĩnh vực và đầu tư đúng mức sẽ “biến di sản thành tài sản”, không chỉ thúc đẩy du lịch phát triển, mà còn tạo nền móng vững chắc để Tây Bắc phát triển xanh, bền vững, toàn diện trong tương lai không xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Sơn tra – Mùa hoa gọi” trên miền cổ tích của núi rừng Tây Bắc
“Sơn tra – Mùa hoa gọi” trên miền cổ tích của núi rừng Tây Bắc

VOV.VN - "Sơn tra – mùa hoa gọi” là thông điệp, lời mời gọi du khách thập phương tới miền cổ tích Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ mùa hoa sơn tra khoe sắc.

“Sơn tra – Mùa hoa gọi” trên miền cổ tích của núi rừng Tây Bắc

“Sơn tra – Mùa hoa gọi” trên miền cổ tích của núi rừng Tây Bắc

VOV.VN - "Sơn tra – mùa hoa gọi” là thông điệp, lời mời gọi du khách thập phương tới miền cổ tích Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ mùa hoa sơn tra khoe sắc.

“Sơn tra – mùa hoa gọi” trên miền cổ tích Ngọc Chiến
“Sơn tra – mùa hoa gọi” trên miền cổ tích Ngọc Chiến

VOV.VN - "Sơn tra – mùa hoa gọi” là thông điệp, lời mời gọi du khách thập phương tới miền cổ tích Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ mùa hoa sơn tra khoe sắc.

“Sơn tra – mùa hoa gọi” trên miền cổ tích Ngọc Chiến

“Sơn tra – mùa hoa gọi” trên miền cổ tích Ngọc Chiến

VOV.VN - "Sơn tra – mùa hoa gọi” là thông điệp, lời mời gọi du khách thập phương tới miền cổ tích Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ mùa hoa sơn tra khoe sắc.

Miền đất của những nghệ nhân Tây Bắc
Miền đất của những nghệ nhân Tây Bắc

VOV.VN - Xuân "gõ cửa" miền Tây Bắc, một mùa lễ hội đã đến, vui trong những điệu xòe, những trò chơi truyền thống, các thế hệ ở Mường Lò luôn ghi nhớ những đóng góp của các nghệ nhân dân gian trong nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong suốt thời gian qua.

Miền đất của những nghệ nhân Tây Bắc

Miền đất của những nghệ nhân Tây Bắc

VOV.VN - Xuân "gõ cửa" miền Tây Bắc, một mùa lễ hội đã đến, vui trong những điệu xòe, những trò chơi truyền thống, các thế hệ ở Mường Lò luôn ghi nhớ những đóng góp của các nghệ nhân dân gian trong nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong suốt thời gian qua.

Lào Cai củng cố vai trò “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc
Lào Cai củng cố vai trò “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc

VOV.VN - 2023 là một năm vô cùng khó khăn đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhưng du lịch Lào Cai đã có một năm vừa kiến tạo, vừa phát triển, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương cũng như vị thế “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc

Lào Cai củng cố vai trò “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc

Lào Cai củng cố vai trò “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc

VOV.VN - 2023 là một năm vô cùng khó khăn đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhưng du lịch Lào Cai đã có một năm vừa kiến tạo, vừa phát triển, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương cũng như vị thế “đầu tàu” của du lịch Tây Bắc