Khó tuyển giáo viên, Quảng Nam đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương có đến 9 huyện miền núi, đang trong tình trạng có chỉ tiêu, nhưng không tuyển được giáo viên, đề nghị có những quy định mở riêng để khắc phục khó khăn trong tuyển dụng.

Đây là đề xuất được ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra tại Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục năm 2020.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Tân cho biết, tỉnh Quảng Nam đã và đang thực hiện sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp và đội ngũ giáo viên, nhân viên. Quá trình sắp xếp, sáp nhập đã giảm 47 trường, 301 điểm trường và hơn 2000 biên chế. Chủ trương của địa phương trong sáp nhập trường học là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, nhất là các địa bàn miền núi chứ không tiến hành sắp xếp cơ học nên đã nhận được sự đồng thuận cao.

Ông Tân cũng cho biết, Quảng Nam sẽ tổ chức thi tuyển giáo viên hằng năm để bổ sung giáo viên kịp thời.

“Tuy nhiên, đề nghị Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng để giải quyết khó khăn về nguồn tuyển. Với vùng đồng bào dân tộc miền núi thì giáo viên của bậc học mầm non có trình độ trung cấp là được rồi, tiểu học nên là giáo viên có trình độ cao đẳng. Quảng Nam có 9 huyện miền núi nên rất mong Bộ có quy định mở riêng đối với miền núi, khắc phục tình trạng số lượng đăng ký thi tuyển giáo viên thấp hơn chỉ tiêu tuyển dụng do khó khăn về nguồn tuyển”, ông Tân kiến nghị.

Cũng theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, hiện tỉnh đang xây dựng Đề án phát triển giáo dục miền núi, trong đó có sự đầu tư đặc biệt đến đội ngũ giáo viên, cấp dưỡng trường học bên cạnh sự đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.

Tuyển dụng giáo viên tránh những câu hỏi mang tính trả bài

Năm học 2019 - 2020, Quảng Nam được xem là địa phương có những đột phá trong tuyển dụng, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm xuất sắc để nâng cao chất lượng đội ngũ giỏi cho ngành giáo dục.

Sở GD-ĐT Quảng Nam đã thực hiện công tác xét tuyển đối với sinh viên xuất sắc theo Nghị định 140/NĐ-CP ngày 05/12/2018 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Công tác xét tuyển được thực hiện một cách công khai, khách quan, công bằng đúng quy định.

Đã có 20 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng và bố trí giảng dạy tại 2 trường THPT chuyên của tỉnh là trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Chuyên Lê Thánh Tôn (TP Hội An) và THPT Tiểu La (Thăng Bình), THPT Sào Nam (Duy Xuyên). 

Đây là những giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường THPT của Quảng Nam, tốt nghiệp ĐH Sư phạm loại xuất sắc; kết quả học tập và rèn luyện các năm đại học đạt loại xuất sắc; khi học THPT từng là học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh; có người đoạt giải trong kỳ thi Olympic sinh viên và có tình yêu với nghề giáo.

Thầy Phan Văn Chương, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: “Những giáo viên được tuyển dụng theo Nghị định 140 được đào tạo bài bản, có quá trình học tập và rèn luyện có kết quả xuất sắc từ phổ thông đến đại học, ngoài trình độ chuyên môn thì tin học và ngoại ngữ đều vững, có tình yêu nghề và khát vọng cống hiến. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của trường chuyên”.

Tuy nhiên, theo như ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam thì tiêu chí của Nghị định 140 là quá cao khi áp dụng đối với ngành sư phạm. “Trên thực tế, SV tốt nghiệp xuất sắc mỗi trường chỉ có vài người. Đó là chưa kể có thêm tiêu chí giải Ba học sinh giỏi tỉnh hay giải Khuyến khích quốc gia trở lên”, ông Quốc nhận xét. 

Chính vì vậy, để tuyển dụng được người giỏi cho nghề sư phạm, ông Quốc cho rằng, trong thi tuyển viên chức, cần phải có những câu hỏi mang tính chất phân hóa, làm sao để các ứng viên thể hiện được năng lực của mình, chứ không chỉ đơn thuần là những câu hỏi mang tính chất trả bài.

Trong năm học 2019 - 2020, Quảng Nam tiếp tục đầu tư phát triển hai trường THPT chuyên của tỉnh để góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo đã được chú trọng; khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tham gia nghiên cứu, đào tạo sau đại học để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác quản lý, chỉ đạo của ngành. Đến nay, toàn ngành có 6 tiến sĩ, 296 thạc sỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập
Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn rất thấp.

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn rất thấp.

Bắc Kạn, Cao Bằng thiếu hàng trăm giáo viên cho năm học mới
Bắc Kạn, Cao Bằng thiếu hàng trăm giáo viên cho năm học mới

VOV.VN - Năm học này, nhiều địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắc Kạn, Cao Bằng thiếu hàng trăm giáo viên cho năm học mới

Bắc Kạn, Cao Bằng thiếu hàng trăm giáo viên cho năm học mới

VOV.VN - Năm học này, nhiều địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đăk Lăk đảm bảo đội ngũ giáo viên sau nhiều năm thừa thiếu cục bộ
Đăk Lăk đảm bảo đội ngũ giáo viên sau nhiều năm thừa thiếu cục bộ

VOV.VN - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, năm học 2020-2021, ngành giáo dục địa phương đã cơ bản khắc phục được tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và đảm bảo đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học trong năm học mới.

Đăk Lăk đảm bảo đội ngũ giáo viên sau nhiều năm thừa thiếu cục bộ

Đăk Lăk đảm bảo đội ngũ giáo viên sau nhiều năm thừa thiếu cục bộ

VOV.VN - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, năm học 2020-2021, ngành giáo dục địa phương đã cơ bản khắc phục được tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và đảm bảo đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học trong năm học mới.