Khơi dậy trách nhiệm của lao động Việt Nam tại Malaysia

VOV.VN -Việc khơi dậy trách nhiệm của lao động Việt Nam là một trong những việc làm thường xuyên của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Theo ông Phạm Cao Phong, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, hơn 70.000 người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập tại Malaysia đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Malaysia.

Nhân chuyến công tác tại Malaysia mới đây, phóng viên VOV phỏng vấn ông Phạm Cao Phong, về việc khơi dậy trách nhiệm của người lao động Việt Nam về vấn đề này.

 PV: Thưa ông, cộng đồng người Việt Nam ở Maylaysia khá đông, với hơn 70.000 người. Vậy thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại đây tổ chức các hoạt động giúp đỡ bà con ổn định cuộc sống và phát triển cộng đồng như thế nào để đóng góp cho đất nước và mối quan hệ giữa 2 nước?

Ông Phạm Cao Phong: Chúng tôi đã thành lập Ban Liên lạc cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia. Từ Ban Liên lạc này hình thành các Ban Liên lạc tại một số nơi tập trung đông người Việt Nam sinh sống như tại các bang Penang và Johor. Chúng tôi đang tiếp tục phát triển mạng lưới này. Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia còn thành lập Câu lạc bộ phụ nữ Việt Nam và Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Malaysia cùng tập hợp đồng bào hướng về Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Ông Phạm Cao Phong, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia

Không chỉ phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức những hoạt động bề nổi, chúng tôi còn đi vào chiều sâu như: tổ chức những buổi đối thoại với những cô dâu người Việt tại Malaysia tìm hiểu xem bà con có những nguyện vọng gì và có điều gì khó khăn. Từ đó, chúng tôi đi sâu giúp đỡ bà con để họ ổn định cuộc sống. Đối với công nhân, chúng ta có Ban quản lý lao động trực thuộc Đại sứ quán.

Trong năm 2015, chúng tôi đã cử cán bộ đi xuống nhiều nhà máy để tiếp xúc, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của anh chị em; đồng thời giải quyết những việc phát sinh trong quá trình hợp tác lao động, thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp để giải quyết vấn đề ngư dân của ta vi phạm vùng biển của nước bạn, giải quyết nhanh chóng để bà con sớm được về nước.

PV: Thưa ông, gần 90% số người Việt Nam tại Malaysia là người lao động, mà như ông vừa cho biết là năm 2015, Đại sứ quán đã cử cán bộ xuống nhiều nhà máy để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân ngay tại nơi làm việc. Vậy qua đó, Đại sứ quán thấy người lao động Việt Nam tại Malaysia có những khó khăn gì cần giúp đỡ?

Ông Phạm Cao Phong: Điều cần giúp đỡ nhất đối với người lao động là những thắc mắc về hợp đồng. Trước đây, bản hợp đồng giữa chủ sử dụng lao động và người lao động toàn bằng tiếng nước ngoài nên người lao động không hiểu được, chưa nói đến những bất đồng ngôn ngữ dẫn đến việc thiếu hiểu biết về luật pháp. 

Chính vì thế, thỏa thuận ký tháng 8/2015 giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Nguồn nhân lực của Malaysia đã có quy định về việc hợp đồng lao động phải được viết bằng cả 2 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Điều thắc mắc thứ 2 là nội dung của các điều khoản trong hợp đồng. Chúng tôi phải giải thích cho bà con đâu là hợp đồng gốc để bà con thực hiện.

Tại Maylaysia, để xử lý tranh chấp giữa người chủ lao động và người lao động chính là bản hợp đồng ký giữa chủ hợp đồng lao động và người lao động, chứ không phải bản hợp đồng ký giữa chủ sử dụng lao động với công ty phái cử của Việt Nam.

PV: Ông đánh giá như thế nào về kết quả bước đầu thực hiện các lĩnh vực hợp tác kể từ khi Việt Nam và Malayisa nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược từ năm 2015?  

Ông Phạm Cao Phong: Về quan hệ kinh tế, lượng hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Malaysia ngày càng tăng và chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020, sẽ đạt được mức thương mại 15 tỷ đô la Mỹ. Hiện Malaysia là một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, do những khó khăn trên thị trường quốc tế nên 2 năm gần đây, mặc dù số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng nhưng do giá cả giảm nên kim ngạch xuất khẩu gảm theo.

Về hợp tác lao động, Malaysia là một trong những thị trường lớn có đông người lao động Việt Nam. Về hợp tác du lịch, lượng khách đi lại giữa Việt Nam và Malaysia rất lớn.

Hiện nay, mỗi ngày có 9 chuyến bay giữa Việt Nam và Malaysia. Có thể nói, cùng với việc ký thỏa thuận hợp tác chiến lược thì quan hệ giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực càng ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.

PV: Xin cảm ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH
Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

VOV.VN -Từ 1/1/2016, qui định mới sẽ tăng các khoản thu nhập để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

VOV.VN -Từ 1/1/2016, qui định mới sẽ tăng các khoản thu nhập để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Lao động Việt Nam gia nhập ASEAN: Vừa yếu, vừa thiếu
Lao động Việt Nam gia nhập ASEAN: Vừa yếu, vừa thiếu

VOV.VN -Tuy số lượng lao động đông thứ 3 trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhưng chất lượng và năng suất lao động của Việt Nam lại “đội sổ” khu vực.

Lao động Việt Nam gia nhập ASEAN: Vừa yếu, vừa thiếu

Lao động Việt Nam gia nhập ASEAN: Vừa yếu, vừa thiếu

VOV.VN -Tuy số lượng lao động đông thứ 3 trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhưng chất lượng và năng suất lao động của Việt Nam lại “đội sổ” khu vực.

Hàng nghìn lao động bị nợ lương và không có thưởng Tết
Hàng nghìn lao động bị nợ lương và không có thưởng Tết

VOV.VN - 1.700 doanh nghiệp (chiếm 13% số doanh nghiệp báo cáo) chưa có kế hoạch thưởng Tết hoặc sẽ không có tiền thưởng Tết  cho người lao động.

Hàng nghìn lao động bị nợ lương và không có thưởng Tết

Hàng nghìn lao động bị nợ lương và không có thưởng Tết

VOV.VN - 1.700 doanh nghiệp (chiếm 13% số doanh nghiệp báo cáo) chưa có kế hoạch thưởng Tết hoặc sẽ không có tiền thưởng Tết  cho người lao động.

Lao động chưa thể di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Lao động chưa thể di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

VOV.VN - Do khung trình độ quốc gia trong khối ASEAN tồn tại những rào cản nên lao động Việt Nam chưa thể di chuyển sang các nước làm việc và ngược lại.

Lao động chưa thể di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Lao động chưa thể di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

VOV.VN - Do khung trình độ quốc gia trong khối ASEAN tồn tại những rào cản nên lao động Việt Nam chưa thể di chuyển sang các nước làm việc và ngược lại.

Làm sao để đưa bảo hiểm xã hội tự nguyện đến với lao động tự do?
Làm sao để đưa bảo hiểm xã hội tự nguyện đến với lao động tự do?

VOV.VN - Tính đến quý 2/2015, mới chỉ có khoảng 0,6% số lượng người lao động trong khu vực phi chính thức đóng BHXH tự nguyện.

Làm sao để đưa bảo hiểm xã hội tự nguyện đến với lao động tự do?

Làm sao để đưa bảo hiểm xã hội tự nguyện đến với lao động tự do?

VOV.VN - Tính đến quý 2/2015, mới chỉ có khoảng 0,6% số lượng người lao động trong khu vực phi chính thức đóng BHXH tự nguyện.

Nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động thời vụ dịp Tết
Nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động thời vụ dịp Tết

VOV.VN - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Chỉ tiêu tuyển dụng cuối năm nhìn tổng thể giảm sút so với các quý trước.

Nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động thời vụ dịp Tết

Nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động thời vụ dịp Tết

VOV.VN - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Chỉ tiêu tuyển dụng cuối năm nhìn tổng thể giảm sút so với các quý trước.