Hủy hoại tài sản chung của 2 vợ chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Hành vi hủy hoại tài sản là gì? Những đối tượng có hành vi hủy hoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Khái niệm về hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hiện nay chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên có thể hiểu huỷ hoại tài sản là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác, là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng.

Tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; hoặc bao gồm bất động sản và động sản, căn cứ vào quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015.

Theo luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người có hành vi hủy hoại tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu là người nước ngoài vi phạm có thể bị trục xuất; đồng thời người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

- Tài sản bị huỷ hoại/hư hỏng có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;

- Hoặc tài sản đó trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như: người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính/đã bị kết án về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà chưa được xóa án tích; hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; hoặc tài sản là cổ vật.

Nếu có đủ căn cứ thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự hiện hành.

Theo đó, căn cứ vào giá trị tài sản bị hư hỏng, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, khung hình phạt thấp nhất đối với người phạm tội có thể là phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Cần lưu ý rằng trách nhiệm hình sự (trong trường hợp hành vi có dấu hiệu tội phạm) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hai trách nhiệm độc lập. Hơn nữa theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật hình sự) không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Vì thế, trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (cụ thể là hành vi huỷ hoại/cố ý làm hư hỏng tài sản) mà có dấu hiệu tội phạm; đồng thời trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ, chứng cứ để xác định hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người này vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh trên. Ngoài ra người này cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người có tài sản bị huỷ hoại một khoản tiền tương ứng với thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Trong trường hợp, tài sản bị hủy hoại không phải là tài sản của người khác mà là tài sản chung của 2 vợ chồng, luật sư Trần Xuân Tiền cho biết: "Theo quy định của Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, dù đó có là tài sản chung hay tài sản riêng thì hành vi hủy hoại tài sản của người chồng đều là hành vi trái quy định của pháp luật. Do đó, việc người chồng tự ý hủy hoại tài sản chung của vợ chồng là trái quy định pháp luật và tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản."

"Trong trường hợp này, giá trị tài sản thiệt hại ước tính khoảng 150 triệu đồng, nên anh chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, tội hủy hoại tài sản không thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Do đó, không chỉ người vợ mà bất cứ người nào phát hiện hành vi hủy hoại tài sản của người chồng đều có quyền tố giác và cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các tình tiết cũng như dấu hiệu của vụ việc để đưa ra phương án giải quyết theo quy định pháp luật. Ngoài ra, người chồng còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định tại Điều 584 và Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm: thiệt hại do tài sản bị hủy hoại; lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản bị giảm sút hoặc mất; chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại và thiệt hại khác. Hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường." - Luật sư Trần Xuân Tiền cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?
Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

VOV.VN - Tranh chấp chung cư gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%...

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

VOV.VN - Tranh chấp chung cư gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%...

Sắp ly hôn có được thừa kế tài sản của chồng?
Sắp ly hôn có được thừa kế tài sản của chồng?

VOV.VN - Trong thời gian chờ Tòa án giải quyết ly hôn thì người chồng không may bị tai nạn và qua đời. Người vợ có được quyền hưởng thừa kế tài sản của chồng?

Sắp ly hôn có được thừa kế tài sản của chồng?

Sắp ly hôn có được thừa kế tài sản của chồng?

VOV.VN - Trong thời gian chờ Tòa án giải quyết ly hôn thì người chồng không may bị tai nạn và qua đời. Người vợ có được quyền hưởng thừa kế tài sản của chồng?

Báo động xu hướng dùng bạo lực để phân chia tài sản
Báo động xu hướng dùng bạo lực để phân chia tài sản

VOV.VN - Nhìn nhận từ vụ án xảy ra ở Hưng Yên, khi ba người con gái dùng xăng đốt nhà mẹ có thể thấy một thực trạng đáng báo động về xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp?

Báo động xu hướng dùng bạo lực để phân chia tài sản

Báo động xu hướng dùng bạo lực để phân chia tài sản

VOV.VN - Nhìn nhận từ vụ án xảy ra ở Hưng Yên, khi ba người con gái dùng xăng đốt nhà mẹ có thể thấy một thực trạng đáng báo động về xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp?

Mẹ con tranh chấp di sản thừa kế
Mẹ con tranh chấp di sản thừa kế

VOV.VN - Bố mất, 1 trong số những người con nhất định không tặng, cho phần di sản thừa kế cho mẹ. Các thành viên gia đình có thể làm gì để toàn bộ thửa đất được đứng tên người mẹ?

Mẹ con tranh chấp di sản thừa kế

Mẹ con tranh chấp di sản thừa kế

VOV.VN - Bố mất, 1 trong số những người con nhất định không tặng, cho phần di sản thừa kế cho mẹ. Các thành viên gia đình có thể làm gì để toàn bộ thửa đất được đứng tên người mẹ?