“Không để ‘dồn toa’ khi gỡ rối khó khăn thuốc, vật tư y tế”

VOV.VN - Các bệnh viện rất hoan nghênh Nghị quyết 30 và Nghị định 07 mới được ban hành để gỡ rối những khó khăn cấp bách hiện nay. Song đây chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài phải cần cơ chế nào để khó khăn này không trở lại? 

Trao đổi với PV VOV.VN, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc BV Hữu nghị Việt Xô (BV Việt Xô) cho biết, quay ngược lại mốc thời gian ngày 5/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 144 giúp tháo gỡ khá nhiều khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, Nghị quyết này chỉ có hiệu quả ngắn hạn và từ đó đến nay đã bộc lộ những khó khăn. Trong đó, có những hợp đồng được ký trước ngày 5/1/2022, khiến nhiều bệnh viện gặp khó khăn về vật tư y tế. Với BV Việt Xô, nếu không có Nghị quyết 30 sửa đổi Nghị quyết 144, cũng sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn. 

“Nghị quyết 30 đã giải quyết kịp thời cho các bệnh viện. Cụ thể là cho phép thanh toán BHYT, thực hiện kỹ thuật trên các máy mượn, máy đặt, máy được cung ứng kèm hóa chất hay vật tư tiêu hao, nhất là thực hiện xét nghiệm. Nghị quyết cho phép các cơ sở y tế dùng các máy tài trợ, trao tặng ngay từ khi nhận được trong khi chờ đợi xác lập tài sản công được sử dụng và được BHYT thanh toán. Đây là điểm rất khác, bởi ngày trước phải mất 1-2 năm chờ xác lập tài sản công mới được sử dụng, thanh toán bảo hiểm. Việc “đắp chiếu” các thiết bị này rất lãng phí, và người bệnh thiệt thòi đầu tiên”, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà khẳng định.

Theo Giám đốc BV Việt Xô, đây là nút thắt cực kỳ khó và đã kéo dài từ hàng chục năm trước vì các bệnh viện không thể tự giải quyết được vấn đề này. Do máy mượn, máy đặt không phải là tài sản công, nên không được thanh toán với giá BHYT quy định. 

Cùng với đó, Nghị quyết 30 cho phép các bệnh viện thí điểm triển khai các gói thầu, mà giá trị các gói thầu được xác định trên tính năng kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của chính cơ sở y tế và khả năng tài chính. 

“Nếu như chúng ta cứ so sánh cùng một thiết chụp CT, mà mỗi bệnh viện lại thu với giá khác nhau là khập khiễng và rất vô lý. Nó khiến các bệnh viện luôn luôn lo sợ vì bị quy kết vi phạm, thông thầu, thất thoát. Điều này rất nguy hiểm, khiến các bệnh viện không dám mua sắm trang thiết bị”, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà hoanh nghênh Nghị quyết 30 giúp tháo gỡ ngay những vấn đề cấp bách của ngành y.

Nhiều lần thẳng thắn lên tiếng về những khó khăn, vướng mắc thuốc, vật tư y tế, máy móc… lãnh đạo BV Bạch Mai cũng rất hoan nghênh khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ra đời liền nhau. PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đang đối mặt với các khó khăn chồng chất, nhất là sau thanh tra, kiểm tra vừa qua: “Giờ đây, những khó khăn này đã được tháo gỡ. Đặc biệt, Nghị định 98 đã được thay bằng Nghị định 07 - cho phép nhập khẩu thông quan, cấp phép cho thuốc, các thiết bị vật tư, hóa chất một cách rất thuận lợi”.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo BV Bạch Mai, tất cả các biện pháp trong Nghị quyết 30 chỉ mang tính chất cấp bách, giải quyết tình thế. Trong Nghị quyết cũng đã giao cho các Bộ, ngành xây dựng những văn bản pháp quy một cách căn cơ và đây chính là những biện pháp về lâu dài trong công tác quản lý mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị, hóa chất… của ngành y tế.

Đây cũng là điều Giám đốc BV Việt Xô có nhiều băn khoăn. Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, Nghị quyết 30 vẫn còn điều khó hiểu: “Tức là cho phép sử dụng, thanh toán trên máy mượn máy đặt nhưng đến khi nào và sau đó ra sao thì điểm này không ghi rõ. Ở điểm a, khi hợp đồng ký trước ngày 5/11/2022 thì thực hiện theo thời hạn hợp đồng. Nhưng nếu sau 1 năm hết hạn thì sẽ như thế nào?”.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, “Hợp đồng ký từ ngày 5/11/2022 thực hiện đến khi có văn bản mới quy định” là điều khó hiểu và nếu BHYT dựa vào điều này, không thanh toán nữa thì sẽ như thế nào? 

Với Nghị định 07, lãnh đạo BV Việt Xô cũng đặt vấn đề về kê khai giá trang thiết bị: “Vấn đề này làm khó cho chúng tôi, bởi công ty kê khai thiết bị với giá cao thì ai là người kiểm soát giá đấy. Mua dưới giá công ty kê khai cũng chưa đảm bảo an toàn. Đây là điểm chưa rõ”.

Với việc cấp phép nhập khẩu, rất nhiều hóa chất, vật tư y tế hết hạn nhập khẩu đã được gia hạn đến 31/12/2024 cũng tháo gỡ ngay lập tức cho các công ty nhập khẩu hóa chất vật tư y tế, thậm chí đang tồn đọng tại hải quan có thể được thông quan. Việc giấy phép lưu hành cũng được gia hạn đến 31/12/2024 và có một số có giá trị không thời hạn. Tuy nhiên, đến hết năm 2024 thì sau đó ra sao?

“Nếu Chính phủ, Bộ Y tế không cấp phép mới hay gia hạn thì nhiều mặt hàng, nhiều vật tư y tế và hóa chất sẽ hết hạn. Theo tôi, sau năm 2024 sẽ phải thường xuyên cập nhật, và cấp phép chứ đừng để “dồn toa” vào cùng một thời điểm sẽ không ổn. Việc làm dồn, làm gấp cũng sẽ dễ sai sót”,  PGS.TS Nguyễn Thanh Hà đề xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ bác sĩ kể lại giây phút tận hiến với nghề trong dịch COVID-19
Nữ bác sĩ kể lại giây phút tận hiến với nghề trong dịch COVID-19

VOV.VN - “Đã lựa chọn ngành y, bất cứ ai cũng có một ngọn lửa nghề. Điều quan trọng là không để gió làm tắt mà phải để nó cháy rực lên” - PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Bạch Mai chia sẻ.

Nữ bác sĩ kể lại giây phút tận hiến với nghề trong dịch COVID-19

Nữ bác sĩ kể lại giây phút tận hiến với nghề trong dịch COVID-19

VOV.VN - “Đã lựa chọn ngành y, bất cứ ai cũng có một ngọn lửa nghề. Điều quan trọng là không để gió làm tắt mà phải để nó cháy rực lên” - PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Bạch Mai chia sẻ.

Sau Nghị quyết 30, có còn cảnh bệnh nhân xếp hàng đến đêm chờ điều trị?
Sau Nghị quyết 30, có còn cảnh bệnh nhân xếp hàng đến đêm chờ điều trị?

VOV.VN - Hình ảnh người nhà, người bệnh “vạ vật” chờ đợi trong khuôn viên bệnh viện, trong hành lang, bên ngoài phòng bệnh... có thể thấy ở bất cứ bệnh viện nào. Trên gương mặt họ là sự lo lắng, mệt mỏi và ngóng đợi thông tin từ bác sĩ. Họ còn thêm phần lo lắng trước thông tin bệnh viện thiếu trang thiết bị, vật tư y tế… khiến những ngày chờ đợi tiếp tục kéo dài.

Sau Nghị quyết 30, có còn cảnh bệnh nhân xếp hàng đến đêm chờ điều trị?

Sau Nghị quyết 30, có còn cảnh bệnh nhân xếp hàng đến đêm chờ điều trị?

VOV.VN - Hình ảnh người nhà, người bệnh “vạ vật” chờ đợi trong khuôn viên bệnh viện, trong hành lang, bên ngoài phòng bệnh... có thể thấy ở bất cứ bệnh viện nào. Trên gương mặt họ là sự lo lắng, mệt mỏi và ngóng đợi thông tin từ bác sĩ. Họ còn thêm phần lo lắng trước thông tin bệnh viện thiếu trang thiết bị, vật tư y tế… khiến những ngày chờ đợi tiếp tục kéo dài.

“Bệnh viện có thể đấu thầu với một báo giá thay vì ba như quy định hiện tại”
“Bệnh viện có thể đấu thầu với một báo giá thay vì ba như quy định hiện tại”

VOV.VN - Bộ Y tế đang tích cực cùng các bộ ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc và vật tư tại một số bệnh viện, cơ sở y tế thời gian gần đây.

“Bệnh viện có thể đấu thầu với một báo giá thay vì ba như quy định hiện tại”

“Bệnh viện có thể đấu thầu với một báo giá thay vì ba như quy định hiện tại”

VOV.VN - Bộ Y tế đang tích cực cùng các bộ ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc và vật tư tại một số bệnh viện, cơ sở y tế thời gian gần đây.