“Không lơ là, chủ quan vì nguy cơ xâm nhập dịch COVID-19 vào Việt Nam rất cao”

VOV.VN - Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhiều dự báo dịch COVID-19 có thể kéo dài tới cuối năm 2021. Chúng ta luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu chiến đấu với dịch.

Sáng 13/10, Bộ Y tế đã tổ chức giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi giao ban.

Dự báo dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Cho đến nay chưa có bất cứ đánh giá nào đầy đủ của các nước trên thế giới về dịch COVID-19. Nhiều dự báo cho thấy dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết, do vậy, chúng ta luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu chiến đấu với dịch.

Hiện chưa có vaccine nào được đăng ký chính thức lưu hành trên thế giới, nên việc tiếp cận vaccine phòng chống dịch của các nước là thách thức rất lớn dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận với vaccine, nhưng vẫn còn khó khăn.

“Chúng ta nhận định được tình hình dịch, đánh giá được những nguy cơ như vậy để có những chủ động trong phòng chống dịch. Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì nguy cơ xâm nhập dịch vào Việt Nam rất cao”- Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, hiện trong cộng đồng đã 41 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới, nhưng nguy cơ xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Chúng ta phải luôn sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch.

“Đây là thời điểm quan trọng để chúng ta chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch. Mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng” – ông Nguyễn Thanh Long cho biết.

Rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch

Tại buổi giao ban trực tuyến, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nêu rõ, về nguyên tắc phòng chống dịch, Việt Nam vẫn giữ 5 nguyên tắc là ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả, nhưng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong giai đoạn hiện nay có thể nói nguyên tắc quan trọng nhất là phát hiện, ngăn không cho dịch từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam; vấn đề tiếp theo là giám sát phát hiện các ca bệnh.

Quyền Bộ trưởng cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cần phải chuẩn bị kịch bản ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông xuân năm nay, nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoang mang, “cuống” trong chống dịch.

Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Trong đó, kịch bản phải đề cập đến tình huống nếu dịch xảy ra tại bệnh viện, đặc biệt là ở địa phương của miền núi thì sẽ có phương án xử lý như thế nào?

Quyền Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế các địa phương phải đưa ra phương án ứng phó với các tình huống như dịch Covid-19 xảy ra tại một nhà máy với mấy chục nghìn công nhân hay tại cộng đồng dân cư? Phương án ứng phó phải bao gồm các biện pháp khoanh vùng ngay, truy vết lập tức, cách ly nhanh chóng triệt để...

“Bộ Y tế sẽ lo máy thở, nhưng Bộ Y tế không thể lo từng cán bộ sử dụng máy thở cho địa phương, do đó các địa phương phải tổ chức tập huấn chuyên môn ngay về sử dụng máy thở cho cán bộ. Các địa phương cũng phải chuẩn bị ngay cơ sở điều trị” - Quyền Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, người nào cách ly tại cơ sở tập trung, người nào cách ly tại cơ sở lưu trú. Trong đó, phải giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.

Các địa phương phải tiến hành đấu thầu mua sắm ngay trang thiết bị, vật tư chống dịch để không bị động khi dịch xảy ra trên địa bàn. Phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế trong vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiều 13/10, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19, đều cách ly khi nhập cảnh
Chiều 13/10, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19, đều cách ly khi nhập cảnh

VOV.VN - Đến 18h chiều 13/10, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó 2 ca được cách ly tại Bạc Liêu và 1 ca cách ly tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chiều 13/10, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19, đều cách ly khi nhập cảnh

Chiều 13/10, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19, đều cách ly khi nhập cảnh

VOV.VN - Đến 18h chiều 13/10, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó 2 ca được cách ly tại Bạc Liêu và 1 ca cách ly tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Không có ca mắc Covid-19 mới, 25 ca có kết quả âm tính từ 1-3 lần
Không có ca mắc Covid-19 mới, 25 ca có kết quả âm tính từ 1-3 lần

VOV.VN - Đến 6h sáng 13/10 Việt Nam ghi nhận không có ca mắc Covid-19 mới. Đến nay đã có thêm 25 bệnh nhân xét nghiệm âm tính 1-3 lần với SARS-CoV-2.

Không có ca mắc Covid-19 mới, 25 ca có kết quả âm tính từ 1-3 lần

Không có ca mắc Covid-19 mới, 25 ca có kết quả âm tính từ 1-3 lần

VOV.VN - Đến 6h sáng 13/10 Việt Nam ghi nhận không có ca mắc Covid-19 mới. Đến nay đã có thêm 25 bệnh nhân xét nghiệm âm tính 1-3 lần với SARS-CoV-2.

Ca mắc COVID-19 thứ 1.110 là chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh vào TPHCM
Ca mắc COVID-19 thứ 1.110 là chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh vào TPHCM

VOV.VN - Tính đến 18h chiều 12/10, Việt Nam có tổng cộng 1.110 ca mắc COVID-19, gồm các ca bệnh xâm nhập và các ca lây nhiễm trong nước.

Ca mắc COVID-19 thứ 1.110 là chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh vào TPHCM

Ca mắc COVID-19 thứ 1.110 là chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh vào TPHCM

VOV.VN - Tính đến 18h chiều 12/10, Việt Nam có tổng cộng 1.110 ca mắc COVID-19, gồm các ca bệnh xâm nhập và các ca lây nhiễm trong nước.