Kiểm nghiệm thực phẩm- công cụ duy nhất kiểm soát thực phẩm an toàn

VOV.VN -Theo các chuyên gia, kiểm nghiệm thực phẩm là công cụ duy nhất, là bằng chứng khoa học trong việc kiểm soát, quản lý chất lượng về an toàn thực phẩm.

Những năm qua, thực phẩm được lưu thông trên thị trường khá đa dạng về chủng loại. Nhiều sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tại Hội nghị khoa học kiểm nghiệm thực phẩm 2018 diễn ra ngày 4/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Chính phủ, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm thắt chặt công tác quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại Hội nghị.
“Hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý chất lượng về an toàn thực phẩm”- Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian qua, hệ thống kiểm nghiệm của Việt Nam đã được chú trọng đầu tư từ tuyến Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, những trang thiết bị hiện đại, chính xác vẫn chủ yếu tập trung tại tuyến Trung ương.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cho biết, 55/63 cơ quan kiểm nghiệm của cả nước được công nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO 17025 về thực hiện, thực hành phòng kiểm nghiệm tốt.

Bên cạnh đó, cũng chỉ định được các cơ sở của nhà nước và tư nhân đáp ứng được phòng kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, theo Nghị định của Chính phủ quy định về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, hơn 90% doanh nghiệp tự công bố sản phẩm của mình. Tuy nhiên, dù tự công bố nhưng các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo hàm lượng, chỉ tiêu, giới hạn an toàn, dưới hoặc tối đa bằng mức quy định của Bộ Y tế đưa ra.

“Để tự công bố, doanh nghiệp vẫn phải kèm một phiếu kiểm nghiệm kết quả sản phẩm. Từ kết quả tự công bố, các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm sẽ tiến hành hậu kiểm, tức là lấy mẫu các sản phẩm lưu thông trên thị trường để phân tích, kiểm tra bản công bố đó có đảm bảo đúng quy định, an toàn cho người sử dụng hay không. Việc hậu kiểm này phụ thuộc yếu tố số 1 là kết quả của các phương pháp kiểm nghiệm. Nếu kết quả kiểm nghiệm chính xác sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra quyết định xử lý vi phạm chính xác và ngược lại. Chính vì vậy, kết quả kiểm nghiệm hết sức quan trọng”- ông Nguyễn Thanh Phong cho hay.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Theo các chuyên gia y tế, kết quả kiểm nghiệm thực phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố. Ngoài phương pháp thử, trang thiết bị, con người, vấn đề lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông 14 quy định về người lấy mẫu phải được tập huấn, cấp chứng chỉ.

Bên cạnh đó, phương pháp lấy mẫu phải đúng, đảm bảo tính đại diện, khách quan. Phương pháp vận chuyển mẫu, bảo quản mẫu phải đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. 

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, kiểm nghiệm thực phẩm là công cụ duy nhất, là bằng chứng khoa học trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kiểm nghiệm phải áp dụng trong kiểm nghiệm nguyên liệu, kiểm nghiệm bán thành phẩm và kiểm nghiệm thành phẩm.

“Trong lĩnh vực thực phẩm, các phòng thí nghiệm được áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm khác nhau dẫn tới cùng một sản phẩm nhưng kết quả đánh giá chất lượng an toàn khác nhau. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý và mất niềm tin của người tiêu dùng. Cần phải thống nhất phương pháp kiểm nghiệm đối với tất cả các phòng thí nghiệm với nhau để với mỗi sản phẩm, nhà quản lý ở các vị trí khác nhau đều nhìn thấy chất lượng an toàn giống nhau ở kết quả kiểm nghiệm” – bà Lê Thị Hồng Hảo nêu ý kiến.

Hiện, Bộ Y tế các các bộ, ngành liên quan đang tích cực nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương bằng nhiều hình thức như: cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm nghiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?
An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

VOV.VN -Các chuyên gia cho rằng, nên để doanh nghiệp tự công bố chất lượng phù hợp quy định ATTP, còn quản lý Nhà nước chỉ tập trung công tác “hậu kiểm”

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

VOV.VN -Các chuyên gia cho rằng, nên để doanh nghiệp tự công bố chất lượng phù hợp quy định ATTP, còn quản lý Nhà nước chỉ tập trung công tác “hậu kiểm”

Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng
Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng

VOV.VN - Đây là mức phạt tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi mức phạt đối với các tổ chức tối đa là 200 triệu đồng.

Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng

Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng

VOV.VN - Đây là mức phạt tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi mức phạt đối với các tổ chức tối đa là 200 triệu đồng.

Nghị định mới tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm
Nghị định mới tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thay thế nghị định 178 năm 2013.

Nghị định mới tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Nghị định mới tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thay thế nghị định 178 năm 2013.