Kinh nghiệm Quận 7, TP.HCM: Vaccine để sớm bình thường, y tế phường để giảm tử vong

VOV.VN - Trong hoạt động chống dịch ở TP.HCM, Quận 7 đạt được kết quả khả quan so với nhiều nơi bởi cách làm nhất quán, thực hiện những nguyên tắc thống nhất, đơn giản, dựa trên khuyến cáo của y tế.

Nhất quán, linh hoạt và dựa vào ý kiến chuyên môn của y tế

Quận 7 trở thành điểm sáng của TP.HCM trong công tác phòng chống dịch Covid-19. "Chúng tôi đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn theo kế hoạch số 2715 của thành phố" - lãnh đạo quận thông báo như vậy ngày 2/9 vừa qua, dù ngày hôm đó, trong bản tin của Bộ Y tế, TP.HCM vẫn đứng đầu cả nước với gần 6.000 ca mắc.

Tại thời điểm công bố “kiểm soát được dịch”, số ca nhiễm trong ngày của Quận 7 là 135, trong đó số ca trong cộng đồng là 51 và trong khu phong tỏa là 84 (không có ca mới trong khu cách ly). Trong ngày cũng không có F0 nào chờ chuyển viện. Tính đến ngày 25/8, tổng số ca bệnh đang quản lý tại quận là 2.580 người.

Ngày 4/9, ông Lê Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND quận, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Phó Ban chỉ huy thống nhất quận, thông tin: Vùng xanh và vùng vàng đã đạt 70% dân số. "Nếu tổ dân phố không có F0 là vùng xanh, có một hộ F0 là vụng vàng, có 2 hộ F0 là vùng cam và 3 hộ F0 trở lên là vùng đỏ" - Đây là một trong những tiêu chí "công bố kiểm soát tình hình dịch bệnh" của TP.HCM.

Đánh giá vùng theo từng giai đoạn được Quận 7 áp dụng linh hoạt, hiệu quả. Thời gian đầu, 3/10 phường tiến hành phong tỏa là phường Tân Thuận Đông, Bình Thuận và phường Tân Thượng Tây. Việc phong tỏa y tế, siết chặt các biện pháp phòng chống dịch đi liền với công tác đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết cho người dân.

Đến ngày 26/7 thực hiện xong công tác gỡ phong tỏa 3 phường, quận tiến hành đánh giá vùng lần hai. Theo tiêu chí của Bộ Y tế, quận có 176 vùng nguy cơ, trong đó có 41 vùng nguy cơ cao là vùng đỏ sẽ thực hiện phong tỏa. Vùng nguy cơ là các ngõ, tổ, hộ dân, không bao gồm toàn bộ phường.

"Chúng tôi tiếp thu ý kiến chuyên môn của ngành y tế, đặc biệt là tổ công tác của Bộ Y tế để đánh giá vùng theo địa giới hành chính và dần dần đánh giá theo điểm" - ông Thành nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia y tế trong việc tư vấn, tham mưu cho công tác phòng chống dịch của quận.

Đến ngày 17/ 8 trong cuộc họp đánh giá vùng, toàn quận còn 162 vùng nguy cơ, trong đó có 10 vùng phong tỏa (giảm 31 vùng so với ngày 26/7).

Trên cơ sở đánh giá vùng, Quận 7 tập trung là xét nghiệm là đúng đối tượng, đúng vùng. Dựa trên kết quả xét nghiệm, sau ngày 25/8, Quận 7 đánh giá vùng lại và chuyển hướng "đánh giá vùng theo tổ dân phố, khu phố chứ không đánh giá theo vùng nguy cơ".

Hiện nay, quận thực hiện đánh giá theo điểm phát hiện ca F0, khu vực nhà trọ, khu lưu trú công nhân từ đó xác định được mục tiêu đi xét nghiệm, khoanh vùng qua đó góp phần bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng dân cư. "Chúng tôi giảm dần từ quy mô lớn là khu phong tỏa y tế phường cho đến thành một điểm và cuối cùng thành hộ" - Phó Chủ tịch UBND Quận 7 chia sẻ cách làm của quận.

Đến ngày 31/8, Quận 7 không còn điểm phong tỏa. Màu xanh và vàng đã chiếm 70% trên bàn đồ toàn quận. Như vậy, thông qua xét nghiệm, nhà chức trách và giới chuyên môn chủ động điều hướng đánh giá vùng, nắm chắc vùng nào có nguy cơ cao, vùng nào là an toàn.

"Một là không ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Hai là ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Y kiến chuyên môn của ngành y tế rất quan trọng để góp phần cho chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ về công tác phòng, chống dịch" - lãnh đạo Quận 7 khẳng định.

Xét nghiệm, vaccine và trạm Y tế lưu động

Việc chia nhỏ đối tượng tiêm theo từng vùng nguy cơ, tổ dân phố, độ tuổi, người nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài đã góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêm Vaccine và đảm bảo an toàn tại khu vực tiêm. Tính đến ngày 31/8 tỷ lệ tiêm mũi 1 của quận là 97,91%. Người trên 65 tuổi tiêm mũi 1 là 98,18%. Quận cũng thành lập khu tiêm chủng riêng cho người nước ngoài, đến nay tỷ lệ tiêm đạt 26.92% (4.652/17.693).

Xét nghiệm là chìa khóa để quận thực hiện đánh giá vùng. Ngày 25/8, Quận 7 đã hoàn tất giai đoạn 1 xét nghiệm cho 92.000 hộ dân. Đến ngày 5/9 hoàn tất xét nghiệm tại các khu vùng vàng và xanh, chuẩn bị cho giai đoạn 3 và đánh giá vùng lại lần nữa.

"Việc đánh giá vùng lần này có liên quan đến kế hoạch tái sản xuất, đưa một số ngành hàng thiết yếu vào hoạt động, đảm bảo 5K, từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới" - lãnh đạo Quận 7 thông tin.

Việc chăm sóc, điều trị các ca nhiễm cũng được phân tầng: điều trị tại nhà - cách ly tập trung và điều trị tại bệnh viện dã chiến. 1.446 ca F0 đang điều trị tại nhà (tính đến ngày 25/8) chiếm 56% số người nhiễm F0 trên địa bàn quận.

Quận 7 đã có sự chuẩn bị tách ra từng công đoạn, ai ở nhà, ai cần đi cách ly tập trung và trường hợp nào sẽ đưa đến bệnh viện.

Trên cơ sở đó, 34 trạm y tế lưu động được thành lập tại các phường (trong tổng số 44 trạm y tế) để giúp thăm khám, phát thuốc cho các F0 tại nhà. Hàng ngày, lực lượng bác sĩ đến thăm khám và theo dõi số lượng bệnh nhân trên địa bàn. “Điều đáng mừng là số lượng ca đi cấp cứu, số ca nặng có nguy cơ tử vong đã giảm. Đây chính là một mục tiêu trong phòng, chống dịch bệnh” – Phó chủ tịch quận nói.

Chính sách của chính quyền phải thống nhất, đơn giản, dễ hiểu

Theo lãnh đạo Quận 7, sự đồng hành của người dân có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh. Mà muốn như vậy, các chính sách của chính quyền phải hết sức thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, thì mọi công dân mới có thể nắm bắt và đồng hành cùng thành phố. Đây là một chìa khóa quan trọng khiến đơn vị hành chính này đã bước đầu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Những ngày này, Quận 7 đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, đẩy mạnh tiêm vaccine, xét nghiệm, đánh giá vùng, đồng thời đảm an sinh xã hội cho người dân. Quận cũng đang xây dựng phương án để chuẩn bị khôi phục lại các hoạt động bình thường trên địa bàn quận, bao gồm cả sản xuất và đời sống của nhân dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM sẽ quản lý người đi đường bằng mã QR thay giấy đi đường
TP.HCM sẽ quản lý người đi đường bằng mã QR thay giấy đi đường

VOV.VN - Công an TP.HCM sẽ quản lý qua mã QR thay cho giấy đi đường. Đây được xem là giải pháp an toàn khi vừa qua có ý kiến lo ngại dễ lây bệnh nếu có trường hợp mắc COVID-19.

TP.HCM sẽ quản lý người đi đường bằng mã QR thay giấy đi đường

TP.HCM sẽ quản lý người đi đường bằng mã QR thay giấy đi đường

VOV.VN - Công an TP.HCM sẽ quản lý qua mã QR thay cho giấy đi đường. Đây được xem là giải pháp an toàn khi vừa qua có ý kiến lo ngại dễ lây bệnh nếu có trường hợp mắc COVID-19.

Hành trình đưa F0 vào viện cấp cứu của một bác sĩ ở TP.HCM
Hành trình đưa F0 vào viện cấp cứu của một bác sĩ ở TP.HCM

VOV.VN - "Chị thấy thế nào? Có đi vệ sinh được không? Có thở được không? Nhập viện nhé. Trong viện sẽ có bình oxy để thở" - bác sỹ Dũng quyết định cho 1 ca F0 nhập viện.

Hành trình đưa F0 vào viện cấp cứu của một bác sĩ ở TP.HCM

Hành trình đưa F0 vào viện cấp cứu của một bác sĩ ở TP.HCM

VOV.VN - "Chị thấy thế nào? Có đi vệ sinh được không? Có thở được không? Nhập viện nhé. Trong viện sẽ có bình oxy để thở" - bác sỹ Dũng quyết định cho 1 ca F0 nhập viện.

TP.HCM thành lập BCĐ xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế
TP.HCM thành lập BCĐ xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định 3204 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM.

TP.HCM thành lập BCĐ xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

TP.HCM thành lập BCĐ xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định 3204 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM.