Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 bước đầu có chuyển biến tích cực, đúng hướng.

Sáng 4/1/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 (Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các địa phương vùng DTTS và miền núi, điểm cầu chính tại Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết buổi tổng kết được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

“Báo cáo của Chính phủ nêu rõ năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, khó khăn hơn so với dự báo. Đời sống của người dân, trong đó có người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi bị ảnh hưởng nặng nề”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nêu rõ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Chương trình MTQG. Theo đó, các địa phương đã triển khai hết sức đồng bộ. Các bộ, ngành trung ương đã cơ bản hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và hệ thống văn bản pháp lý để làm cơ sở cho các địa phương triển khai.

Theo đó, các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện việc phân bổ vốn triển khai Chương trình MTQG. Trong năm 2022, UBDT đã cùng 15 bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG đã hoàn thành 32/33 văn bản hướng dẫn; 60 văn bản trao đổi, quy trình… đây là cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình.

“Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm có 25 đề án, chính sách được các bộ, ban ngành triển khai. Có thể nói đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng nhất về công tác dân tộc ngoài các Nghị quyết của Đảng và Kết luận 65 của Bộ Chính trị”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã quyết liệt thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự, an toàn xã hội, độc lập chủ quyền được giữ vững… Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm qua tại các địa phương cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số chính sách không có định mức kinh phí, định  mức hỗ trợ (hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất…) nên không có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện; Một số bộ, ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn hay hướng dẫn đã ban hành nhưng một số nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện, khiến các địa phương rất lúng túng khi triển khai…

Ở Trung ương vẫn tồn tại hạn chế về công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn chậm, chất lượng chưa cao, lãnh đạo Ủy ban phải họp và cho ý kiến nhiều lần, mất nhiều thời  gian, nhất là trong đề xuất các chính sách cho giai đoạn mới còn nhiều lúng túng…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022
Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022

VOV.VN - 142 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm nay thuộc 50 dân tộc, đến từ 47 tỉnh, thành phố.

Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022

Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022

VOV.VN - 142 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm nay thuộc 50 dân tộc, đến từ 47 tỉnh, thành phố.

Thay đổi tập quán sản xuất, người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk có cuộc sống ấm no
Thay đổi tập quán sản xuất, người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk có cuộc sống ấm no

VOV.VN - Những năm gần đây, bà con các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chuyển giao áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập, cho cuộc sống ấm no.

Thay đổi tập quán sản xuất, người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk có cuộc sống ấm no

Thay đổi tập quán sản xuất, người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk có cuộc sống ấm no

VOV.VN - Những năm gần đây, bà con các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chuyển giao áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập, cho cuộc sống ấm no.

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam ổn định dân cư cho hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam ổn định dân cư cho hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam ổn định dân cư cho hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam ổn định dân cư cho hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.