Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979

VOV.VN - Hầu hết các cựu binh từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 đã nghỉ hưu, phục viên.

Chiều 16/2, tại thành phố Lai Châu, Ban Liên lạc cựu chiến binh biên phòng thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu tổ chức gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu năm 1979. Tham gia buổi gặp mặt có đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng địa phương, chính quyền địa phương và hơn 30 cựu chiến binh biên phòng.

Các cựu binh ôn lại ký ức những ngày giáp mặt với quân xâm lược trên dải biên giới Việt Trung tuyến đầu Lai Châu

Tại buổi gặp mặt, các nhân chứng lịch sử đã ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng dân tộc của quân và dân Lai Châu trong gần một tháng đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược vào ngày 17/2/1979. Các cựu chiến binh biên phòng khẳng định, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu là tự vệ chính nghĩa.

Theo đó, vào lúc 3h30 sáng 17/2/1979, Trung Quốc đã đồng loạt nã pháo vào nước ta, sau đó huy động bộ đội biên phòng và dân binh với quân số lên đến hàng vạn người ồ ạt tấn công vào các tỉnh biên giới nước ta.

Cựu binh Phạm Quốc Việt, nguyên Chính chị viên Đại đội 5, Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, người trực tiếp chỉ huy trận đánh tại Đồn Sì Lở Lầu kể lại giây phút khốc liệt đối mặt với quân xâm lược.

Tại tỉnh Lai Châu, chúng tấn công với lực lượng chính là Quân đoàn 11 chiếm đánh dọc biên giới dài gần 60km từ bản San Cha, xã Sì Lở Lầu, bản Huổi Luông của huyện Sìn Hồ và chia làm hai mũi tấn công vào Sì Lở Lầu và Pa Nậm Cúm, Nậm Cáy, Nậm Xe (huyện Phong Thổ), với mục tiêu chính là chiếm đóng huyện lỵ Phong Thổ.

Trải qua 17 trận chiến đấu, quân và dân Lai Châu đã tiêu diệt hàng nghìn quân địch, trong đó lực lượng biên phòng địa phương đã tiêu diệt hơn 2.400 tên, đốt phá 2 xe tăng, buộc ngày 11/3 quân xâm lược phải rút khỏi khu vực biên giới trên địa bàn.

Ông Nguyễn Thanh Luận, Trưởng Ban Liên lạc cựu chiến binh biên phòng thành phố Lai Châu cho biết, hầu hết các cựu binh biên phòng giờ đã nghỉ hưu, phục viên. Cuộc sống của anh em nói chung là ổn định. Phát huy truyền thống, bản chất bộ đội Cụ Hồ, khi rời quân ngũ, nhiều đồng chí đã tham gia công tác tại địa phương, từ tổ dân phố, đến chi bộ, đảng ủy và vẫn giữ được truyền thống của mình. Anh em rất phấn khởi, tự hào khi tổ chức gặp mặt các nhân chứng lịch sử như thế này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới trong hồi ức của cựu chiến binh Lai Châu
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới trong hồi ức của cựu chiến binh Lai Châu

VOV.VN - Mảnh đạn pháo nằm trong người cựu binh Tao Văn Nó gần 40 năm như một chứng tích lịch sử về sự khốc liệt của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới trong hồi ức của cựu chiến binh Lai Châu

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới trong hồi ức của cựu chiến binh Lai Châu

VOV.VN - Mảnh đạn pháo nằm trong người cựu binh Tao Văn Nó gần 40 năm như một chứng tích lịch sử về sự khốc liệt của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

Ký ức của các cựu chiến binh Sơn La về cuộc chiến Vị Xuyên
Ký ức của các cựu chiến binh Sơn La về cuộc chiến Vị Xuyên

VOV.VN - Người lính trên mặt trận Vị Xuyên không bao giờ quên ký ức khốc liệt của cuộc chiến tranh cũng như tinh thần quả cảm của bộ đội trong bảo vệ Tổ quốc.

Ký ức của các cựu chiến binh Sơn La về cuộc chiến Vị Xuyên

Ký ức của các cựu chiến binh Sơn La về cuộc chiến Vị Xuyên

VOV.VN - Người lính trên mặt trận Vị Xuyên không bao giờ quên ký ức khốc liệt của cuộc chiến tranh cũng như tinh thần quả cảm của bộ đội trong bảo vệ Tổ quốc.

Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên
Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên

VOV.VN - Trong 10 năm chiến đấu bảo vệ biên giới, Hà Giang là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất, chịu nhiều tổn thất. 

Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên

Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên

VOV.VN - Trong 10 năm chiến đấu bảo vệ biên giới, Hà Giang là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất, chịu nhiều tổn thất.