Lai Châu quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp. Lai Châu đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, nhằm ngăn chặn dịch xâm nhiễm vào địa bàn.

Đến tháng 2/2019, toàn tỉnh Lai Châu có trên 250.000 con lợn, tăng hơn 16.000 con so với cùng kỳ năm 2018. Tuy đàn lợn phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống và thực phẩm, nên vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Số lợn nhập về hàng tháng chiếm tỷ trọng từ 30 - 40% tổng nhu cầu của địa phương và chủ yếu là lợn thương phẩm.

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu kiểm tra công tác kiểm soát, phòng chống dịch tại các chốt kiểm dịch liên ngành trên các tuyến giao thông.
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, trong đó có các tỉnh lân cận như Sơn La, Điện Biên, nhiều hộ chăn nuôi ở Lai Châu đang bất an, lo sợ đàn lợn bị nhiễm dịch từ các vùng khác vận chuyển vào địa bàn. Người chăn nuôi đang đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh một cách hiệu quả.

“ Bệnh dịch tả Châu Phi mới vào Việt Nam, công tác tiêm phòng chưa có, bây giờ gia đình trước hết chỉ thực hiện sát trùng, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và tiêm phòng định kỳ cho các lứa lợn con. Cứ 1 tuần, tôi vệ sinh 1 lần và sát trùng, trong thời điểm dịch như này, tôi thực hiện vệ sinh chuồng trại 1 tuần 2 lần, vừa rắc vôi và bơm sát trùng”- anh Bùi Văn Lực, hộ chăn nuôi ở phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu cho biết.

 Kết quả khảo sát thời gian qua cho thấy, phần lớn virus dịch tả lợn Châu Phi lây lan nhanh là do việc giết mổ, vận chuyển lợn từ vùng dịch vào vùng không có dịch. Lai Châu hiện có hơn 265km đường biên giới, ngoài cửa khẩu chính, địa phương còn có nhiều đường mòn, lối mở thường xuất hiện tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm; trong khi đó tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dịch đã xuất hiện và lây lan trên diện rộng.

Ông Nguyễn Duy Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, huyện biên giới Nậm Nhùn, trưởng Chốt kiểm dịch động vật Liên ngành Lai Hà cho biết, không chỉ ở bên ngoài, ở trong nước, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành, trong đó có hai tỉnh lân cận là Sơn La và Điện Biên. Do đó nguy cơ xâm nhập của dịch từ trong nước, cũng như từ biên giới với Trung Quốc vào địa bàn tỉnh là rất cao. Trước tình hình đó, công tác phòng, chống dịch đang được địa phương đẩy mạnh.

“Chúng tôi đã phân công các cán bộ trực chốt 24/24 không để một phương tiện vận chuyển động vật, đặc biệt là lợn và sản phẩm của lợn vào địa bàn mà không được kiểm dịch và kiểm tra. Chúng tôi có ghi chép, theo dõi  ở các điểm chốt. Các phương tiện vận tải đi qua chốt Lai Hà đều được tiêu độc khử trùng. Chúng tôi cũng tuyên truyền cho người dân và những người kinh doanh biết về bệnh dịch tả lợn Châu Phi có tác hại như thế nào trên địa bàn”- ông Nguyễn Duy Sinh cho biết.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi chỉ lây nhiễm trên lợn mà không lây nhiễm sang người và các động vật khác. Nội dung này đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu khuyến cáo người dân không nên hoang mang, không vì bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra nhiều mà tẩy chay thịt lợn. Người tiêu dùng nên sử dụng thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan chuyên môn.

Để dịch không xâm nhiễm vào địa bàn, Lai Châu quy định người vào các khu vực chăn nuôi đều phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của địa phương.
Đặc biệt, người dân cần chủ động thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch bệnh như: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh cũng như thịt lợn chết; không vứt xác lợn bệnh, lợn chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa không qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.

“Tỉnh đã thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật trên các tuyến đường trọng điểm đi vào tỉnh Lai Châu. Chúng tôi cũng tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y của các trại chăn nuôi, các cơ sở vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ. Chủ động lấy mẫu của các đàn lợn nghi có biểu hiện không bình thường để gửi xét nghiệm, để tìm xem có mặt của sự xuất hiện của vi-rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn hay không”- ông Sinh cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn; tổ chức tiêu hủy 100% lợn ốm, lợn chết theo quy định. 

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

Sơn La tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn; tổ chức tiêu hủy 100% lợn ốm, lợn chết theo quy định. 

Sơn La: Ảnh hưởng khá rõ khi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi
Sơn La: Ảnh hưởng khá rõ khi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại địa bàn khiến người dân phố núi Sơn La lo lắng, dẫn đến sức mua thịt lợn giảm.

Sơn La: Ảnh hưởng khá rõ khi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Sơn La: Ảnh hưởng khá rõ khi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại địa bàn khiến người dân phố núi Sơn La lo lắng, dẫn đến sức mua thịt lợn giảm.

Huyện thứ hai ở Điện Biên phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Huyện thứ hai ở Điện Biên phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Sau Tuần Giáo, Mường Ảng là huyện thứ hai trên địa bàn tỉnh Điện Biên xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Huyện thứ hai ở Điện Biên phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Huyện thứ hai ở Điện Biên phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Sau Tuần Giáo, Mường Ảng là huyện thứ hai trên địa bàn tỉnh Điện Biên xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi.