Làm phát thanh, nên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào?

VOV.VN - Lời khuyên của Seth Resler, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát thanh- truyền hình Michigan (Hoa Kỳ) với các nhà làm phát thanh trong việc sử dụng AI

Gần đây, sự bùng nổ cửa trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề được nói tới nhiều. Trong lĩnh vực truyền thông, các đài phát thanh- truyền hình đều có sự ái ngại xen lẫn hào hứng khi bàn về nó. Sử dụng công cụ AI như thế nào là tốt nhất? 

Dưới đây là ý kiến của Seth Resler - Phó Chủ tịch Hiệp hội phát thanh- truyền hình Michigan (Hoa Kỳ). Ông nguyên là người làm phát thanh- podcast có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại các đài phát thanh ở New York (WXRK), Boston (WBCN), Seattle (KNDD), St. Louis (KPNT), Providence (WBRU) và Thung lũng Silicon (KEZR) trước khi chuyển sang lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Hiện là chiến lược gia kỹ thuật số tại Jacobs Media, Seth làm việc với các đài phát thanh trên khắp Hoa Kỳ, giúp thiết kế và triển khai các kế hoạch hành động kết hợp các trang web, phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung, tiếp cận khách hàng tiềm năng và phát triển các công cụ trực tuyến khác.

Seth Resler đưa ra danh sách các việc NÊN và KHÔNG NÊN làm khi sử dụng AI.

NÊN dùng AI viết bài đơn giản cho website và soạn những email thông thường

Nhờ AI, bạn không mất công viết nữa mà tập trung làm biên tập viên. AI đưa ra một phác thảo, sau đó bạn đọc kỹ lại xem có cần bổ sung, sửa đổi gì không. Bởi cơ chế hoạt động của AI dựa trên việc học từ những thứ đã có sẵn trong quá khứ, bạn nên hỏi AI khi muốn viết về các chủ đề đã được đăng tải trước đó. AI có thể dễ dàng giúp bạn viết các chủ đề phổ biến trên mạng, chẳng hạn như "Tại sao bạn nên quyên góp cho WKRP" hoặc email về các chủ đề rộng, như "5 cách chuẩn bị để làm vườn vào mùa xuân".

KHÔNG sử dụng AI để viết những thứ đòi hỏi phải dự tính cho tương lai
Bởi vì trí tuệ nhân tạo xử lý thông tin dựa trên những gì đã được đăng tải trên Internet, sẽ là không hợp lý nếu bạn đòi hỏi AI làm tốt việc dự đoán tương lai.

Một ví dụ: khi tôi yêu cầu Chat GPT "viết một danh sách những hoạt động thích hợp cho gia đình tại Detroit, Michigan vào cuối tuần ngày 29,30/4/2023”, nó đã trả lời như sau:

“Xin lỗi, tôi không có quyền truy cập vào các sự kiện trong tương lai hoặc thậm chí thông tin mới. Việc đào tạo của tôi chỉ bao gồm thông tin cho đến năm 2021 và tôi không có khả năng duyệt Internet hoặc kiểm tra thông tin thời gian thực. Tuy nhiên, tôi có thể đề xuất một số hoạt động thích hợp cho gia đình tại Detroit, Michigan, thông thường có sẵn. Bạn có thể kiểm tra tính khả dụng của chúng cho cuối tuần ngày 29 và 30 tháng 4 năm 2023”.

NÊN sử dụng AI để biên dịch thông tin cho những khảo sát, thu thập tài liệu hoặc chuẩn bị cho chương trình
AI có thể là một công cụ hữu ích khi tổng hợp các nghiên cứu, thông tin đã có về một chủ đề nhất định. Nếu bạn đang viết một câu chuyện về một chủ đề cần dữ liệu, hãy sử dụng AI để tìm kiếm trên Internet và thu thập thông tin cho bạn. Nhưng…

KHÔNG sử dụng AI để tiến hành các nghiên cứu cơ bản
Lý do là vì các công cụ trí tuệ nhân tạo hoàn toàn không thể kiểm tra đối chiếu thực tế. Các nhà báo nên cảnh giác với AI vì nó chưa thể (hoặc có thể là không bao giờ) làm được những việc mà họ đang làm.

NÊN sử dụng AI để đọc quảng cáo
Tình huống này chắc hẳn khá phổ biến: Khoảng 16:45 giờ chiều thứ 6, ngay trước kỳ nghỉ cuối tuần, nhân viên kinh doanh gấp gáp mang đến một kịch bản quảng cáo và yêu cầu là phải thoại bằng tiếng Scotland. Trong tình huống này, bạn nên sử dụng AI để thực hiện. 

KHÔNG sử dụng AI để sao chép giọng nói của những người nổi tiếng
Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay cho phép người dùng có thể sử dụng AI để tái tạo giọng nói của bất kì ai, kể cả những người nổi tiếng. Mấy tuần trước đây tôi đã viết về các nguy cơ pháp lý trong trường hợp này. Bạn tuyệt đối không nên làm điều đó. Trường hợp Tom Brady - vận động viên nổi tiếng môn bóng bầu dục của Mỹ- bị lấy giọng nói lồng ghép cho chương trình hài trên youtube là một điển hình.

Cũng tương tự trong trưởng hợp dùng AI tạo ra giọng nói của một người dẫn chương trình phát thanh- truyền hình khi chưa được sự cho phép của họ. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tái tạo giọng nói của phát thanh viên trong trường hợp họ vắng mặt do bị ốm hoặc đi nghỉ cũng không được khuyến khích.

Phát thanh viên nên bảo vệ giọng nói của mình. Trong hợp đồng làm việc nên có điều khoản thỏa thuận rằng đơn vị mà các bạn làm việc không tự ý sử dụng giọng nói của bạn nếu không được bạn cho phép.

NÊN sử dụng AI để viết quảng cáo nếu bộ phận bán hàng không thể làm tốt

Thành thật mà nói, những bài quảng cáo chất lượng kém là tệ nhất. Nếu đài phát thanh của bạn dựa vào nhân viên bán hàng để viết quảng cáo nhằm thu hút khách hàng và đó không phải là thế mạnh của họ, hãy để AI giúp. Liệu các quảng cáo do AI tạo ra có thể đạt được giải thưởng Clio trong tương lai không? Chắc là không. Nhưng suy cho cùng, một quảng cáo chất lượng trung bình còn hơn một quảng cáo chất lượng kém!

KHÔNG sử dụng AI để viết quảng cáo nếu bộ phận sản xuất của chúng ta có thể làm

Mặt khác, không gì có thể thay thế được một người viết quảng cáo xuất sắc và nếu bạn đủ may mắn để có được một người như vậy trong đội ngũ nhân viên của mình, thì tốt hơn hết là đừng nghĩ đến chuyện thay thế họ bằng AI.

NÊN sử dụng AI để lồng tiếng trong quá trình sản xuất chương trình

Đôi khi, bạn cần một giọng nói ẩn danh cho các đoạn cần thiết trong một quảng cáo ngắn. Việc sử dụng giọng của AI cho các đoạn ngắn là khá tốt.

KHÔNG cố cho rằng AI có thể đảm nhiệm vai trò một người dẫn chương trình tài năng không khác gì con người

Phần lớn các cuộc thảo luận về AI xoay quanh việc liệu nó có thể sử dụng để thay thế DJ ở các đài phát thanh không? Chắc chắn trí tuệ nhân tạo có thể làm được. Không những thế, hiệu suất và năng xuất của nó có thể cao hơn với DJ là con người. Chẳng hạn như làm việc xuyên đêm và vào những kỳ nghỉ cuối tuần. Có thể nhận thấy rằng, tiềm năng của AI trong việc này vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Tại triển lãm NAB ở Las Vegas trong tháng 4, Hãng xe Ford quyết định ngừng hỗ trợ đài AM trên các phương tiện của họ vào năm tới. Tôi nhận định rằng các nhà sản xuất ô tô khác cũng đang quan tâm suy xét về lĩnh vực phát thanh trên ô tô này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp phát thanh cần phải đưa ra lý do giải thích vì sao phát thanh vẫn cần tiếp tục hiện diện trong các phương tiện giao thông. Trong khi Ford, Tesla và một số nhà sản xuất ô tô khác nêu lên vấn đề các thiết bị phát thanh “gây nhiễu trong xe điện" làm lý do để loại bỏ AM radio khỏi các phương tiện của họ, điều này trên thực tế có thể không phải là lý do thực sự.

Các nhà sản xuất ô tô muốn cung cấp trải nghiệm giải trí và thông tin tốt nhất có thể trong các phương tiện của họ. Với việc các radio truyền thống đã được thay thế bằng màn hình máy tính trên bảng điều khiển, điều này đồng nghĩa với việc giải trí và thông tin cần phải bắt mắt và bắt tai. Đây là vấn đề mà nhiều công ty phát thanh- truyền hình đã bỏ quên. Có nhiều đài truyền hình không đảm bảo nội dung phát sóng của họ đi kèm với dữ liệu rõ ràng, ví dụ như hình ảnh bìa album và tên các bài hát. Và điều này tạo ra trải nghiệm không mấy hài lòng với những tài xế thời đại hiện nay.

Ngành công nghiệp phát thanh chưa bao giờ thành công trong việc phát triển tiếng nói chung giữa các nhà đài. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong giao diện bảng điều khiển xe hơi. Cũng chính vì thế mà các nhà sản xuất ô tô lại muốn dựa vào các công ty mạnh về kỹ thuật như Apple, Spotify và SiriusXM thay vì đợi hàng ngàn đài phát thanh đồng hành động.

Các đài phát thanh khi nói về tầm quan trọng của mình đương nhiên sẽ nhắc tới các luận điểm cũ như các"tình huống khẩn cấp": Khi một cơn lốc xoáy, cơ bão lớn xảy ra hay một đám cháy rừng bùng phát, mọi người sẽ cần truy cập thông tin được cung cấp qua đài phát thanh…

Tuy nhiên, lập luận này sẽ bị phản biện mạnh mẽ nếu các đài phát thanh trên khắp các quốc gia đều do "robot" điều khiển và không có con người đứng sau. Là thế đấy, hoặc công việc chúng ta làm quan trọng và phải do con người làm; hoặc không quan trọng và có thể giao nó cho máy tính. Nói cách khác, thay thế các DJ bằng trí tuệ nhân tạo chính là điều sẽ làm các công ty sản xuất ô tô loại bỏ đài phát thanh AM và FM khỏi các sản phẩm của họ.

NÊN sử dụng AI để tạo ra hiệu quả mới

Chúng ta đã thấy ngành công nghiệp truyền thông áp dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo giúp làm việc hiệu quả hơn nhiều lần trước đây. Từ ghi âm kỹ thuật số (DAW), theo dõi phần lời, lập trình lịch phát nhạc. Cũng có những người phản đối AI, nhưng thực tiễn cho thấy rằng việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo là điều không thể tránh khỏi. Như kiểu nhân vật Locutus of Borg nói, “Sự chống cự là vô ích". Những người học cách sử dụng công nghệ mới một cách linh hoạt và hiệu quả sẽ vượt trội hơn những người không sẵn lòng thích nghi với nó.

Tuy nhiên...

KHÔNG chấp nhận sử dụng AI trong trường hợp giảm chất lượng

Có sự khác biệt giữa việc cắt giảm chi phí trong khi vẫn duy trì mức chất lượng tương tự và việc cắt giảm chi phí bằng cách hy sinh chất lượng. Rất nhiều lần, ở nhiều nơi, chúng ta đã chọn phương pháp cắt giảm chi phí bằng cách hy sinh chất lượng. Hãy tìm cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiệu quả, chứ không phải chỉ để tiết kiệm chi phí. Điều này đặc biệt quan trọng trong một ngành công nghiệp như phát thanh. Những cuộc khảo sát công nghệ hàng năm của chúng tôi chỉ ra rằng đảm bảo sự hiện diện và tương tác của những phát thanh viên, người dẫn chương trình phát thanh quan trọng hơn việc chỉ tập trung vào phát âm nhạc.

Điểm mấu chốt chính là sử dụng AI chứ đừng lạm dụng AI.

Cuối cùng, nếu bạn gặp khó khi viết các kết luận cho bài của mình trên blog thì hãy thử yêu cầu AI làm điều đó cho bạn.

Sức mạnh của AI là không thể phủ nhận được và khi sử dụng AI đúng cách, nó thậm chí có thể cách mạng hóa cách chúng ta vận hành công việc trong ngành phát thanh- truyền hình. Tuy nhiên, vẫn có những điều nên và không nên khi áp dụng công nghệ này vào trong lĩnh vực của chúng ta. Hãy khôn ngoan để có thể gặt hái được nhiều thành công và tránh được những hiểm họa tiềm tàng từ AI. Ngoài ra, khi AI tiếp tục phát triển và tiên tiến hơn nữa trong tương lai. Chúng ta phải luôn học hỏi và hiểu biết về nó, duy trì mức độ trách nghiệm và luôn cảnh giác với sức mạnh vô cùng to lớn của AI. Phải làm sao đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo phục vụ cho lợi ích của chúng ta và cộng đồng một cách bền vững và trong tầm kiểm soát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội
Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội

VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội do AI mang lại, trước hết phải giảm thiểu được rủi ro của nó...

Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội

Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội

VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội do AI mang lại, trước hết phải giảm thiểu được rủi ro của nó...

AI có thể đọc suy nghĩ của con người và biến thành văn bản
AI có thể đọc suy nghĩ của con người và biến thành văn bản

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) dùng để "quét não" đọc suy nghĩ của con người và ghi chép lại thành văn bản.

AI có thể đọc suy nghĩ của con người và biến thành văn bản

AI có thể đọc suy nghĩ của con người và biến thành văn bản

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) dùng để "quét não" đọc suy nghĩ của con người và ghi chép lại thành văn bản.