Làng chẻ lạt gói bánh chưng tất bật chuẩn bị hàng Tết và xuất khẩu

VOV.VN - Lê Xá - ngôi làng chẻ lạt có từ hàng trăm năm nay tại Hà Nội. Dân làng tất bật chuẩn bị những sợi lạt dẻo dai cho cả kiều bào gói bánh chưng đón Tết

Cứ dịp cuối năm đặc biệt vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) làng Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội lại rộn ràng chuẩn bị chẻ những sợi lạt mềm, dẻo dai để bà con trong nước và kiều bào nước ngoài gói bánh chưng đón Tết.
Những ống giang mua từ các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Yên Bái được vận chuyển về được lột thành những sợi lạt mềm dẻo trắng muốt.
Không phải chỉ đơn thuần chẻ giang là có lạt buộc. Cây giang được cạo vỏ, chẻ ra từng sợi và phơi, sấy cẩn thận… để có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Bà Đỗ Thị Vân (làng Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội)chia sẻ: “Từ khi sinh ra tôi đã thấy làng làm nghề này, tôi bắt đầu làm từ năm 1965 lúc đó tôi 13 tuổi. Lạt này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như gói bánh chưng, bánh giò và nhiều loại bánh khác như làm bó, buộc các lẵng hoa hay vòng hoa...”.
“Công đoạn để chẻ ra những sợi lạt mềm dẻo này gồm: pha từng ống giang dài 80cm đến 1m, cạo sạch vỏ, chẻ ra từng sợi mỏng nhỏ. Để đảm bảo cho sợi lạt được mềm, dẻo và dai thì sau khi chẻ phơi qua nắng hoặc sản xuất lớn thì sấy diêm sinh. Khi sử dụng thì chỉ cần nhúng qua nước để lạt bền và dai”, bà Vân chia sẻ thêm.
“Mỗi ống giang có giá từ 5 đến 10 nghìn, tùy vào kích cỡ sẽ chẻ ra được từ 100 đến 300 sợi lạt.  Giá bán tùy từng thời điểm nhưng hiện tại từ 20 đến 30 nghìn đồng trên 1 bó (100 sợi lạt)" - bà Túc cho biết.
“Có thời điểm, làng có gần 400 hộ làm giang, có nhà chẻ hàng vạn sợi 1 ngày tùy theo nhu cầu của thị trường. Lạt này thường được tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội nhưng cũng được vận chuyển đi cả nước và sang cả nước ngoài”, bà Túc cho biết thêm.
Được biết trước kia đây là nghề chính của cả làng nhưng bây giờ nhu cầu sử dụng giảm dần và có nhiều công việc khác nên làm lạt giang trở thành nghề phụ.
Những ngày thường thu nhập mỗi người chẻ lạt từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng, vào dịp lễ Tết thì thu nhập tăng lên từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/tháng.
Những người phụ nữ khéo tay chẻ ra những sợi lạt mềm, dẻo dai...
...và trắng ngần như những sợi bún.
Những cụ già tưởng chừng chỉ nghỉ ngơi, quây quần bên con cháu nhưng vẫn có thể làm kiếm thêm thu nhập từ chính nghề truyền thống trong làng.
Giang được bảo quản cẩn thận để không bị khô, héo, mất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Hà Nội trắng đêm luộc bánh chưng trên vỉa hè
Người Hà Nội trắng đêm luộc bánh chưng trên vỉa hè

VOV.VN - Một hình ảnh đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền là những người trong gia đình quây quần bên nồi bánh chưng đỏ lửa.

Người Hà Nội trắng đêm luộc bánh chưng trên vỉa hè

Người Hà Nội trắng đêm luộc bánh chưng trên vỉa hè

VOV.VN - Một hình ảnh đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền là những người trong gia đình quây quần bên nồi bánh chưng đỏ lửa.

Dâng cặp bánh chưng khổng lồ cung tiến thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dâng cặp bánh chưng khổng lồ cung tiến thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -Cặp bánh chưng được nhiều nghệ nhân gói, nấu trong 3 ngày để dâng lên thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 2/2 (ngày mổng 6 tết).

Dâng cặp bánh chưng khổng lồ cung tiến thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dâng cặp bánh chưng khổng lồ cung tiến thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -Cặp bánh chưng được nhiều nghệ nhân gói, nấu trong 3 ngày để dâng lên thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 2/2 (ngày mổng 6 tết).