Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận: Xuân mới, cách làm ăn mới

VOV.VN - Đồng bào Chăm ở làng nghề gốm Bàu Trúc đang hân hoan với những thành tựu đem lại từ phương pháp nung gốm mới.

Xuân về, Tết đến là thời điểm từng gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống lại bắt tay vào  những kế hoạch sản xuất hàng hoá nứơc rút cung cấp ra thị trường, vừa tìm phương cách mới phát triển ngành nghề của mình.

Ở làng nghề gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận trong dịp tết Ất Mùi 2015 này cũng vậy. Người thợ gốm của làng nghề không khỏi mừng vui khi được tỉnh Ninh Thuận hỗ trợ 2 lò nung gốm theo phương pháp tiết kiệm nhiên liệu, vốn đầu tư ít, nhưng lại tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho xã viên.

 Lò nung ngựa ở làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận được biết đến là một làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á. Gần đây, sản phẩm gốm Bàu Trúc có rất nhiều người tiêu dùng ưa thích không chỉ đa dạng và phong phú về mẫu mã mà còn mang nét đặc trưng của văn hóa Chăm xưa. Tuy nhiên, bên cạnh những nét độc đáo đó thì sản phẩm gốm Bàu Trúc còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân là do phần lớn gốm ở đây chỉ làm theo kinh nghiệm và được nung  ngoài trời bằng phương pháp lộ thiên truyền thống. Do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết nên nhiệt độ nung không cao, độ chín của gốm không đạt tiêu chuẩn dẫn đến hạn chế về độ bền của sản phẩm.

Trước những tồn tại đó, qua quá trình khảo sát ở một số làng nghề gốm ở khu vực miền Trung, miền Bắc, nhận thấy quy mô lò nung gốm và cách nung của làng gốm Thanh Hà, tỉnh Quảng Nam phù hợp để áp dụng cho làng nghề gốm Bàu Trúc, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng dự án hỗ trợ mô hình lò nung gốm theo mô hình lò nung ngựa của làng nghề gốm Thanh Hà; đồng thời, mời một số nghệ nhân, thợ giỏi của làng gốm Thanh Hà đến xây dựng, chuyển giao cách nung gốm trong lò cho 2 cơ sở sản xuất gốm của làng nghề gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận là cơ sở sản xuất gốm Đàng Xem và Hợp tác xã gốm Bàu Trúc.

Kinh phí hỗ trợ đầu tư cho mỗi lò nung là 30 triệu đồng, được trích từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trong đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng, mỗi cơ sở đóng góp 10 triệu đồng theo phương thức là nhà nước và nhân dân cùng làm.

 Gốm Mỹ nghệ Bàu Trúc

Mô hình lò nung gốm cùa làng nghề gốm Thanh Hà, Quảng Nam có quy mô nhỏ, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch nên rất phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia đình của làng nghề gốm Ninh Thuận. Dự án vừa chuyển giao vào cuối năm 2014, nhưng bước đầu đã mang lại lợi ích thiết thực cho các cơ sở sản xuất gốm Bàu Trúc. Nó không chỉ  tạo cho sản phẩm có màu sắc tươi, đẹp,  mà còn làm  tăng độ chín của gốm…

Ông Đàng Xem, một trong 2 cơ sở sản xuất gốm Bàu Trúc tiếp nhận dự án lò nung gốm cho biết: “Hiệu quả đem lại đó là tỷ lệ ít bẻ, lò nung hầu như rất ít khi vỡ. Uu điểm nữa đó là mặc dù mưa, gió nhưng nung vẫn không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nung trong lò, chất lượng độ chín cao hơn”.

26 xã viên Hợp tác xã gốm Bàu Trúc cũng rất hài lòng sau khi tiếp nhận và sử dụng lò nung gốm do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ, bởi những lợi ích đem lại từ lò nung gốm này rất cao so với cách nung lộ thiên truyền thống như trước kia.

Trước đây khi không có lò nung, người làng gốm phải nung ở ngoài trời theo phương thức nung lộ thiên truyền thống thì phải mất khoảng 30 đến 50 phần trăm sản phẩm hỏng, vỡ. Tuy nhiên, với phương pháp nung bằng lò nung ngựa này, tỷ lệ thất thoát hầu như không đáng kể hoặc là không có. 

Gốm mỹ nghệ Bàu Trúc

Đánh giá về lợi ích của lò nung gốm, ông Võ Viết Hiếu, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận cho biết thêm: “So với cách nung ngoài trời thì cách nung trong lò hoàn toàn không có khói, không ô nhiễm môi trường như cách nung trước đây của làng gốm Bàu Trúc. Ngoài ra rất tiết kiệm về mặt nhiên liệu, bởi nhiệt độ được giữ ổn định ở trong lò, không bị thất thoát so với cách nung lộ thiên…”.

Trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, việc đưa mô hình lò nung gốm vào các cơ sở sản xuất gốm ở làng nghề gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh này là một việc làm thiết thực. Đây là nền tảng để các cơ sở sản xuất và kinh doanh gốm  tỉnh Ninh Thuận tiếp cận phương thức nung gốm vừa phù hợp, vừa hiệu quả.

Một mùa xuân mới đã về, trong niềm vui tết chung  cùng với đồng bào cả nước, đồng bào Chăm ở làng nghề gốm Bàu Trúc đang hân hoan với những thành tựu đem lại từ phương pháp nung gốm mới, hứa hẹn mùa vàng cho làng gốm ngày mai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng gốm Hương Canh kêu cứu trước nguy cơ “khai tử”
Làng gốm Hương Canh kêu cứu trước nguy cơ “khai tử”

VOV.VN - Làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) nổi tiếng cả nước từ năm 1950 -1970 đang gặp nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị…khai tử.

Làng gốm Hương Canh kêu cứu trước nguy cơ “khai tử”

Làng gốm Hương Canh kêu cứu trước nguy cơ “khai tử”

VOV.VN - Làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) nổi tiếng cả nước từ năm 1950 -1970 đang gặp nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị…khai tử.

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích
Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Chương trình nằm trong dự án nghiên cứu, phát triển mẫu mã cho làng gốm Phước Tích do tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt với tổng số tiền 327 triệu đồng, dự kiến hoàn thành giữa năm 2011.

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Chương trình nằm trong dự án nghiên cứu, phát triển mẫu mã cho làng gốm Phước Tích do tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt với tổng số tiền 327 triệu đồng, dự kiến hoàn thành giữa năm 2011.

Làng gốm đỏ bên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long). Ảnh: Vũ Thành Công
Làng gốm đỏ bên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long). Ảnh: Vũ Thành Công
Độc đáo lễ hội làng gốm Thổ Hà
Độc đáo lễ hội làng gốm Thổ Hà

Nổi bật trong hội làng Thổ Hà là lễ rước ba ông Phúc, Lộc, Thọ do chính người dân làng hóa trang.

Độc đáo lễ hội làng gốm Thổ Hà

Độc đáo lễ hội làng gốm Thổ Hà

Nổi bật trong hội làng Thổ Hà là lễ rước ba ông Phúc, Lộc, Thọ do chính người dân làng hóa trang.

Làng Gốm Phước Tích hồi sinh
Làng Gốm Phước Tích hồi sinh

Cùng với sự kiện làng cổ Phước Tích được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia, việc khôi phục nghề gốm, giữ gìn nghề truyền thống 500  năm của ông cha để lại là mong ước của người dân làng cổ này.

Làng Gốm Phước Tích hồi sinh

Làng Gốm Phước Tích hồi sinh

Cùng với sự kiện làng cổ Phước Tích được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia, việc khôi phục nghề gốm, giữ gìn nghề truyền thống 500  năm của ông cha để lại là mong ước của người dân làng cổ này.

Hình ảnh học sinh tham dự Olimpic hóa học quốc tế ở làng gốm Bát Tràng
Hình ảnh học sinh tham dự Olimpic hóa học quốc tế ở làng gốm Bát Tràng

VOV.VN -Háo hức, thích thú là tâm trạng chung của các đoàn học sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 khi đặt chân tới làng nghề Bát Tràng (Hà Nội).

Hình ảnh học sinh tham dự Olimpic hóa học quốc tế ở làng gốm Bát Tràng

Hình ảnh học sinh tham dự Olimpic hóa học quốc tế ở làng gốm Bát Tràng

VOV.VN -Háo hức, thích thú là tâm trạng chung của các đoàn học sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 khi đặt chân tới làng nghề Bát Tràng (Hà Nội).

Làng gốm ở Hội An rộn ràng làm tượng Táo quân đón Tết
Làng gốm ở Hội An rộn ràng làm tượng Táo quân đón Tết

VOV.VN - Những ngày chuẩn bị đưa ông Táo về trời, các lò đúc tượng Táo quân ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam lại rộn ràng.

Làng gốm ở Hội An rộn ràng làm tượng Táo quân đón Tết

Làng gốm ở Hội An rộn ràng làm tượng Táo quân đón Tết

VOV.VN - Những ngày chuẩn bị đưa ông Táo về trời, các lò đúc tượng Táo quân ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam lại rộn ràng.