Lãnh đạo TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng phải là đầu tàu chống ngập

VOV.VN - TP HCM  đã giải quyết 15 tuyến đường ngập do mưa, đồng thời có giải pháp ứng cứu cho 8 tuyến đường khác khi bị ngập nước.

Theo Ban điều hành chương trình chống ngập TP HCM, hiện nay, TP đã giải quyết 15 tuyến đường ngập do mưa và 4 tuyến đường ngập do triều, đồng thời có giải pháp ứng cứu cho 8 tuyến đường khác khi bị ngập nước. Tuy nhiên, với những diễn biến bất thường về thời tiết và nhiều dự án trọng điểm đang triển khai còn vướng mắc nên công tác chống ngập vẫn còn nhiều khó khăn.

TP HCM cần có quy hoạch ngầm hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề chống ngập. 

Trong tháng 6, TPHCM bắt đầu xuất hiện nhiều trận mưa có vũ lượng 119,3mm-139,5mm, vượt gấp 1,5 lần lượng mưa theo tầng số thiết kế hệ thống thoát nước của quy hoạch tổng thể thoát nước của thành phố đến năm 2020.

Trong khi đó nhiều dự án chống ngập trọng điểm vẫn chưa thể triển khai đồng bộ và còn nhiều vướng mắc khó khăn, cụ thể như: Dự án Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (quận Gò Vấp); Dự án cải tạo rạch Bàu Trâu (quận 6); rạch Cầu Sơn (quận Bình Thạnh); dự án chống ngập Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh)...

Theo đánh giá của TPHCM, tuy nhiều hạng mục thuộc các dự án được đưa vào sử dụng bước đầu mang lại hiệu quả nhất định, nhưng đến giữa năm 2018 vẫn còn 23 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến ngập do triều cường. 
Tồn tại hiện nay là khâu xử lý thoát nước chưa tốt, quy hoạch thoát nước lạc hậu, thiếu quy hoạch ngầm.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM cho biết, cần triển khai ngay lại quy hoạch thoát nước và phải có đơn vị đứng ra thực hiện: “Cần rà soát lại công tác điều hành của UBND thành phố. Trung tâm chống chống ngập không phải là cơ quan quản lý nhà nước, cho nên khi xử lý sự cố rất khó. Đơn vị này chỉ làm nhiệm vụ sự nghiệp và vận hành các dự án chống ngập sau khi hoàn thành. Phải có một sở ngành đứng ra thực hiện công tác quản lý nhà nước, mà đó chính là Sở Xây dựng”./.     

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng
Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

VOV.VN - Trận mưa to vào tối qua đã khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội chìm sâu trong nước. Sự việc này cho thấy công tác ứng phó rủi ro của Thủ đô còn hạn chế.

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

VOV.VN - Trận mưa to vào tối qua đã khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội chìm sâu trong nước. Sự việc này cho thấy công tác ứng phó rủi ro của Thủ đô còn hạn chế.

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô
Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

VOV.VN - Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc thoát nước, nhất là khi có mưa lớn, góp phần giải cứu úng ngập cho các quận nội, ngoại thành Hà Nội

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

VOV.VN - Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc thoát nước, nhất là khi có mưa lớn, góp phần giải cứu úng ngập cho các quận nội, ngoại thành Hà Nội

Thi công cống thoát nước, dân khổ vì tắc đường
Thi công cống thoát nước, dân khổ vì tắc đường

VOV.VN -Đoạn đường nhỏ hẹp nhưng hệ thống cống thoát nước thi công cả vài tháng chưa xong khiến giao thông thường lâm vào cảnh ùn tắc…

Thi công cống thoát nước, dân khổ vì tắc đường

Thi công cống thoát nước, dân khổ vì tắc đường

VOV.VN -Đoạn đường nhỏ hẹp nhưng hệ thống cống thoát nước thi công cả vài tháng chưa xong khiến giao thông thường lâm vào cảnh ùn tắc…

Dự án thoát nước khiến đường phố Huế ngập sâu, dân lội bì bõm
Dự án thoát nước khiến đường phố Huế ngập sâu, dân lội bì bõm

VOV.VN -Tối 6/4, TP Huế mưa kéo dài và đến sáng 7/4 thì đường Trần Phú vừa hoàn thành đã trở thành dòng sông. Người dân đi lại vô cùng khó khăn.

Dự án thoát nước khiến đường phố Huế ngập sâu, dân lội bì bõm

Dự án thoát nước khiến đường phố Huế ngập sâu, dân lội bì bõm

VOV.VN -Tối 6/4, TP Huế mưa kéo dài và đến sáng 7/4 thì đường Trần Phú vừa hoàn thành đã trở thành dòng sông. Người dân đi lại vô cùng khó khăn.