Lao động Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ

VOV.VN - Trước đây thì chúng ta hay nói câu “thừa thầy, thiếu thợ”, nhưng xem tỷ lệ thì chúng ta thiếu cả thầy, cả thợ nhưng thiếu thợ nhiều hơn.

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Đại sứ quán Ireland tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Năng suất lao động và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam, phát hiện từ nghiên cứu thực chứng”. 

Hội thảo khoa học quốc tế “Năng suất lao động và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam, phát hiện từ nghiên cứu thực chứng”. 
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năng suất lao động là chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành cũng như so với các nước trong khu vực ASEAN.

Bà Nguyễn Lan Hương, chuyên gia lao động khẳng định: chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng tác động đến việc thay đổi năng suất lao động. Tuy nhiên, mức tác động của chất lượng nguồn nhân lực đến năng suất lao động còn rất thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự là động lực của tăng trưởng năng suất lao động.

Xét về trình độ đào tạo, nhóm có trình độ đào tạo bậc trung (cao đẳng, trung cấp nghề) có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất lao động nhưng Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực này.

Tỷ lệ lao động trẻ tuổi chưa qua đào tạo lớn (gần 80%), là rào cản của việc tăng năng suất lao động.

Số lượng lao động bậc trung hiện nay chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu lao động. Ngoài ra, nền kinh tế còn xảy ra tình trạng sử dụng bất hợp lý nguồn nhân lực, tỷ lệ không sử dụng hết trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 16-24%.

Nguyên nhân do công tác đào tạo nguồn nhân lực bậc cao và bậc trung còn yếu kém, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa dựa vào yêu cầu của thị trường, chưa tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch về lao động, công tác phân luồng học sinh, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chưa sát với nhu cầu nhân lực từng lĩnh vực...

Bà Nguyễn Lan Hương, chuyên gia lao động cho rằng, cần tập trung vào lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc trung.

Bà Nguyễn Lan Hương nói: “Trước đây thì chúng ta hay nói câu “thừa thầy, thiếu thợ”, nhưng xem tỷ lệ thì chúng ta thiếu cả thầy, cả thợ nhưng thiếu thợ nhiều hơn. Điều này cũng phản ánh rõ xu thế vào đại học, xu thế phân luồng hiện nay trong thực tế. Nguồn nhân lực này muốn đóng góp tốt hơn vào tăng trưởng thì nguồn nhân lực trước tiên phải phù hợp với mô hình nền kinh tế. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tập trung cho nhóm công nhân kỹ thuật bậc trung để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế”.

Theo ông Đặng Đức Anh, Trưởng ban, Ban phân tích dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thuộc nhóm thấp. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn Campuchia.

Các chỉ số về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý với hoạt động kinh doanh, tiếp cận nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại...luôn ở thứ hạng thấp trong nhiều năm.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà trực tiếp là lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng, giá cả, việc làm, chuyển dịch lao động…Thương mại và đầu tư nước ngoài đều tác động đến năng suất chung của nền kinh tế. Nếu năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp kém, môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp sẽ tác động tiêu cực tới năng suất. Do vậy, khi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ quyết định đến nhận thức và mức độ đổi mới công nghệ, tác động tích cực đến tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). 

Ông Đặng Đức Anh cho biết: “Chúng ta cần tiếp tục thực hiện các giải pháp trong thời gian vừa qua để hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường, minh bạch hóa thông tin cũng như đơn giản thủ tục hành chính. Chúng tôi cũng nhấn mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần có chính sách hiệu quả hơn trong việc xây dựng công nghiệp phụ trợ, đồng thời liên kết đào tạo nghề và sử dụng lao động; Tiếp tục có những chỉ đạo sát sao, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đàm phán và thực thi các hiệp định thương mại để các doanh nghiệp chủ động cạnh tranh trong quá trình hội nhập”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư: Không có nguồn nhân lực tốt thì nói hay cũng khó làm được
Tổng Bí thư: Không có nguồn nhân lực tốt thì nói hay cũng khó làm được

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Điện Biên.

Tổng Bí thư: Không có nguồn nhân lực tốt thì nói hay cũng khó làm được

Tổng Bí thư: Không có nguồn nhân lực tốt thì nói hay cũng khó làm được

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Điện Biên.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Trăn trở với nguồn nhân lực hiện tại
Tăng tuổi nghỉ hưu: Trăn trở với nguồn nhân lực hiện tại

VOV.VN - Tăng tuổi nghỉ hưu trong khi chất lượng nguồn nhân lực quá yếu kém. Vậy có đồng nghĩa với việc kéo dài sự trì trệ?

Tăng tuổi nghỉ hưu: Trăn trở với nguồn nhân lực hiện tại

Tăng tuổi nghỉ hưu: Trăn trở với nguồn nhân lực hiện tại

VOV.VN - Tăng tuổi nghỉ hưu trong khi chất lượng nguồn nhân lực quá yếu kém. Vậy có đồng nghĩa với việc kéo dài sự trì trệ?

Đề xuất xây dựng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
Đề xuất xây dựng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

VOV.VN -Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Đề xuất xây dựng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

Đề xuất xây dựng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

VOV.VN -Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020” vừa diễn ra tại Hà Nội.