Lễ hội Chùa Hương 2018: Hành vi ép giá khách sẽ bị xử lý hình sự

VOV.VN - UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo xử lý nghiêm những trường hợp cố tình gây thương tích, ép giá, ép khách đòi tiền bồi dưỡng của khách

Lễ hội Chùa Hương 2018 gắn với chủ đề: “Lễ hội Kỷ cương - Văn minh du lịch”. Khai hội diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán từ ngày 6 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2008. Đây cũng là lễ hội có thời gian kéo dài 3 tháng.

Mật độ đò trên suối Yến dày đặc.

Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, nhắc lại sự việc Khai hội chùa Hương năm ngoái xảy ra cướp lộc: “ Chùa Hương từ trước đến nay chưa bao giờ có hiện tượng này, năm 2017 mới xảy ra. Vụ việc diễn ra khi Sư ông phát lộc khi kết thúc lễ khai hội vô tình trở thành cướp lộc do phật tử và du khách tranh giành lộc. Ngay sau đó, chúng tôi đã có báo cáo các sở, ngành liên quan. Đề nghị Ban trị sự Phật giáo huyện Mỹ Đức có chỉ giáo, nhắc nhở. Năm nay, chúng tôi sẽ đưa vào chương trình quán triệt, nhắc nhở các nhà tu hành không được để xảy ra việc tương tự".

Ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, giá vé thắng cảnh năm nay cũng không thay đổi so với lễ hội năm 2017. Ban tổ chức lễ hội in 1,5 triệu vé thắng cảnh, xuồng đò…Công tác kiểm soát vé thắng cảnh được tăng cường, phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ để hướng dẫn du khách, kiểm tra vé tham quan thắng cảnh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp dẫn khách trốn vé, sử dụng vé giả hoặc quay vòng vé.

Để đảm bảo an toàn cho khách tham quan, huyện Mỹ Đức chỉ đạo Công an xã Hương Sơn yêu cầu các hộ, cá nhân kinh doanh có cam kết chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương như không được kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả. UBND huyện cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý nghiêm những trường hợp cố tình gây thương tích, ép giá, ép khách gây nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng của khách.

Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để tăng cường kiểm soát các đối tượng “cò mồi”, chèo kéo khách tham quan hay các đối tượng kinh doanh hình thức “vui chơi có thưởng”, bán hàng giá cao, lừa đảo khách.

Theo Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, hiện tượng ép giá vẫn còn nhưng rất cá biệt, “Để xử lý việc này chúng tôi yêu cầu buổi chiều khi khách quay ra bến đò lên xe ô tô (khi xảy ra việc thanh toán tiền). Đã thành lập tổ liên ngành để xử lý việc này. Liên tục công an buổi chiều đi tuần 2 bên bờ suối”.

Ban tổ chức đã thành lập các tổ liên ngành để xử lý việc “chặt chém” du khách. Lực lượng này liên tục tuần tra 2 bên bờ suối. Ngoài ra, số điện thoại của lãnh đạo huyện cũng được niêm yết công khai. Các nhà dịch vụ 2 bên bờ suối đều có biển hiệu, số điện thoại. Đường dây nóng có số điện thoại của lãnh đạo huyện cũng được niêm yết công khai. Du khách gặp khó khăn có thể gọi điện trực tiếp để xử lý. “Hành vi ép giá sẽ bị coi là cưỡng đoạt tài sản, có thể xử lý hình sự”, ông Hậu khẳng định.

“Lượng khách 2017 khoảng 1,5 triệu người, năm 2018 cố gắng làm tốt hơn, hy vọng khách sẽ về đông hơn”- ông Hậu cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Chùa Hương 2017, không có thịt thú rừng “xịn”
Lễ hội Chùa Hương 2017, không có thịt thú rừng “xịn”

VOV.VN - Ở khu vực Chùa Hương không có thịt thú rừng “xịn”như chào mời của các hàng quán chỉ có các loại thịt động vật nuôi như hươu, lợn rừng, nhím

Lễ hội Chùa Hương 2017, không có thịt thú rừng “xịn”

Lễ hội Chùa Hương 2017, không có thịt thú rừng “xịn”

VOV.VN - Ở khu vực Chùa Hương không có thịt thú rừng “xịn”như chào mời của các hàng quán chỉ có các loại thịt động vật nuôi như hươu, lợn rừng, nhím

Lễ hội Đền Sóc bỏ cướp lộc hoa tre gây phản cảm
Lễ hội Đền Sóc bỏ cướp lộc hoa tre gây phản cảm

VOV.VN -Năm nay, lễ hội Đền Sóc thay đổi hình thức lễ tạ, không còn đoàn rước giò hoa tre, giò trầu cau từ đền thượng xuống đền mẫu và đền hạ.

Lễ hội Đền Sóc bỏ cướp lộc hoa tre gây phản cảm

Lễ hội Đền Sóc bỏ cướp lộc hoa tre gây phản cảm

VOV.VN -Năm nay, lễ hội Đền Sóc thay đổi hình thức lễ tạ, không còn đoàn rước giò hoa tre, giò trầu cau từ đền thượng xuống đền mẫu và đền hạ.