"Lối đi" nào thoát nghèo cho đồng bào Mảng ở Lai Châu?

VOV.VN -Dù các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, thế nhưng phong tục tập quán lạc hậu, cộng với rượu, thuốc phiện, đồng bào Mảng vẫn bế tắc trong thoát nghèo

Là một trong bốn dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước chỉ có ở Lai Châu, nhiều năm qua đồng bào dân tộc Mảng được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước và có phần được ưu ái hơn các dân tộc khác. Dù được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, thế nhưng phong tục tập quán lạc hậu, cộng với rượu và thuốc phiện, đồng bào Mảng vẫn bế tắc tìm lối thoát nghèo. Chất lượng dân số của người Mảng hiện nay ngày càng đi xuống bởi còn tồn tại phổ biến các phong tục tập quán lạc hậu như: quan hệ cận huyết thống, uống rượu và nghiện thuốc phiện.

Người Mảng ở Lai Châu hiện nay sinh sống chủ yếu ở hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn, với dân số đến tháng 1/2019 là gần 5.700 người. Đây là một trong 4 dân tộc ít người đặc biệt khó khăn ở Lai Châu là: Cống, La Hủ, Si La và Mảng. Do đói nghèo, lạc hậu nên đến nay người Mảng chưa có trường hợp nào lấy vợ, lấy chồng dân tộc khác. Chỉ loanh quanh trong bản, các cặp nam nữ lấy nhau thường là anh em họ hàng nên chiều cao trung bình của người dân cũng chỉ khoảng 1,5m.

Bản Nậm Củm, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè hiện có 36 hộ, 163 nhân khẩu. Cách đây vài năm, nơi đây từng được biết đến là bản "hộ giàu nhất có cây đu đủ". Tuy nhiên, đến nay cuộc sống của người dân vẫn không được cải thiện là bao.
Hiện nay tại huyện Mường Tè có 5 bản người Mảng, trong đó ở bản Nậm Củm người cao tuổi nhất mới chỉ 55. Tuổi thọ trung bình thấp, thường người dân mất trong độ tuổi lao động ngoài 40, trong đó rất nhiều người mất khi vừa uống rượu xong.
Cả bản Nậm Củm chỉ có khoảng 2ha lúa nước cấy 1 vụ, 100% số hộ thuộc diện đói nghèo. Người dân chủ yếu sống nhờ sự trợ cấp của Nhà nước và mưu sinh từ việc hái lượm trên rừng: rau, măng, bông chít, củ riềng...
Đa phần người trong độ tuổi lao động ở bản Nậm Củm suốt ngày chỉ loay hoay với thuốc phiện và rượu khi trong bản hiện có 16 người đang được hỗ trợ uống thuốc thay thế methadone và hơn 30 người nghiện rượu.
Gia đình Lò Thị Nhung (41 tuổi) có 4 đứa con. Ngoài uống thuốc thay thế methadone, mỗi ngày hai vợ chồng Nhung phải có đủ 4 đến 5 lít rượu mới đáp ứng được nhu cầu.
Nghiện rượu và thuốc phiện, trong nhà Nhung không thể tìm thấy thứ gì đáng giá tới vài chục nghìn.
Gian bếp chỉ có cái chảo đen nhẻm, vài cái bát mẻ và luôn trong tình trạng nguội lạnh.
Theo chị B, vợ trưởng bản Lò Y Van cho biết, mỗi ngày gia đình chị cung cấp khoảng 40 lít rượu cho bà con trong bản. Trước chị không bán thì bà con cũng xuống tận trung tâm xã, cách bản hơn 6km để mua. Gia đình chị B cũng là hộ khá nhất bản khi tích tụ phần lớn diện tích đất sản xuất trong bản.
Đi khắp bản Nậm Củm không đâu tìm thấy một vườn rau. Dù chính quyền xã Hua Bum đã cử một cán bộ làm bí thư chi bộ, phụ trách giúp bà con phát triển kinh tế, cầm tay chỉ việc nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đó.
Về bản những ngày này, người trong độ tuổi ngồi lê la khắp bản, không có thì lại tụ tập quanh bàn rượu và bàn rượu chỉ có vài sợi rau rừng, bát muối ớt.
Không chỉ đàn ông, tỷ lệ phụ nữ nghiện thuốc phiện và rượu tại bản Nậm Củm chiếm hơn 30% số người nghiện tại bản.
Điểm sáng nhất ở bản Nậm Củm hiện nay là điểm trường bản. Theo đại diện chính quyền địa phương cho biết, để thay đổi được nếp nghĩ, tư duy của bà con nơi đây chỉ có trông chờ vào thế hệ trẻ.
Hiện ngoài một số học sinh theo học cấp II tại trung tâm xã, tại điểm trường bản có 4 lớp ghép, với 15 học sinh.
Tuy nhiên, để dân tộc Mảng thực sự có lối thoát, thế hệ trẻ này cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để nuôi dưỡng, dạy dỗ các em tách biệt với môi trường sống làng bản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm
Nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

VOV.VN -Nhờ sự nỗ lực, sáng tạo trong lao động, sản xuất, cùng với sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, đến nay nhiều hộ gia đình, xã, huyện đã vươn lên thoát nghèo.

Nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

VOV.VN -Nhờ sự nỗ lực, sáng tạo trong lao động, sản xuất, cùng với sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, đến nay nhiều hộ gia đình, xã, huyện đã vươn lên thoát nghèo.

Sản vật tự nhiên rừng U Minh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
Sản vật tự nhiên rừng U Minh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

VOV.VN - Trong những năm gần đây, nhiều loại sản vật tự nhiên ở rừng U Minh (Cà Mau) đã giúp các hộ dân khó khăn ổn định cuộc sống, thoát nghèo.

Sản vật tự nhiên rừng U Minh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Sản vật tự nhiên rừng U Minh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

VOV.VN - Trong những năm gần đây, nhiều loại sản vật tự nhiên ở rừng U Minh (Cà Mau) đã giúp các hộ dân khó khăn ổn định cuộc sống, thoát nghèo.

Người dân thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách
Người dân thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách

VOV.VN -Mường Ảng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, hàng năm người dân được ưu tiên thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ.

Người dân thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách

Người dân thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách

VOV.VN -Mường Ảng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, hàng năm người dân được ưu tiên thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ.

Đồng bào thiểu số K’ho ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng
Đồng bào thiểu số K’ho ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Đồng bào dân tộc K'ho phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào canh tác.

Đồng bào thiểu số K’ho ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

Đồng bào thiểu số K’ho ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Đồng bào dân tộc K'ho phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào canh tác.