“Lời ru buồn tảo hôn giữa rừng Lộc Bắc”

VOV.VN - Nạn tảo hôn đang khiến cho các cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới” rơi vào cảnh bế tắc, đói nghèo đeo bám vùng núi rừng Lộc Bắc, Lâm Đồng.

Mặc dù chính quyền và các ngành chức năng đã tổ chức tuyên truyền, không cho đăng ký kết hôn khi chưa đủ tuổi để hạn chế nạn tảo hôn, nhưng nhiều gia đình người K’ho, người Mạ ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vẫn theo lệ cũ, dựng vợ, gả chồng khi con đang tuổi đi học. Nạn tảo hôn đang khiến cho các cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới” rơi vào cảnh bế tắc, đói nghèo đeo bám.

Nạn tảo hôn khiến người dân thêm đói nghèo.

Trong căn nhà lụp xụp khuất sau rẫy cà phê ở buôn Bơ Đăng, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Ka Xảo đang chơi đùa với 3 đứa em nhỏ. Ít ai biết rằng, ở tuổi 16, cô đã có con trai 6 tháng tuổi. Tuổi hồng cùng chúng bạn vui đèn sách được thay bằng sự lam lũ, vất vả. Ka Xảo cho biết, ngay cả căn nhà tạm đang ở, cũng là của bà dì ruột cho mượn để tá túc qua ngày. 

“Hai vợ chồng đi làm cũng không đủ tiền, đồ ăn đồ uống không đủ vì phải trả nợ cho người ta. Em cũng muốn đi học lắm nhưng mà cha mẹ không có tiền lo. Giờ lấy chồng khổ hơn khi còn đi học”, Ka Xảo nói.

Mới 15 tuổi, K’Thắm ở thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm cũng bỏ ngang việc học để về cưới chồng. Tháng 9 vừa rồi, cô cùng chồng mới đủ tuổi ra xã đăng ký kết hôn nhưng con gái đầu của K’Thắm năm nay đã gần 3 tuổi, còn con trai mới sinh hơn 7 tháng. K’Thắm kể, sau khi cưới chồng, cha mẹ chia cho 5 sào cà phê. Chồng cô hàng ngày ngoài chăm vườn cà phê, còn đi làm thuê kiếm tiền mua rau, mua gạo.

Theo ông K’Tư, Thôn Phó thôn 4, xã Lộc Bắc, hiện toàn thôn có 525 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu, qua rà soát trong năm 2019 phát hiện có 157 gia đình tảo hôn: “Qua điều tra công tác dân số và thống kê các dân tộc thì trong thôn tình trạng người 16 tuổi lấy chồng rất nhiều, trung bình 30 hộ có 5 đến 6 hộ tảo hôn”.

Là người thường xuyên xuống các buôn làng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bà K’Hiếu, cán bộ văn hóa xã Lộc Bắc chia sẻ, bà con ở đây vẫn còn mang nặng tâm lý con gái đến 13, 14 tuổi là phải lấy chồng, có con. Nếu qua tuổi đó không lấy thì xem như ế.

Kết hôn sớm, không biết lo toan làm ăn, các gia đình này rất khó để thoát nghèo. “Các hộ tảo hôn hầu như cuộc sống rất khó khăn. Đặc biệt con cái mới 13, 14 tuổi chưa trưởng thành, chưa đủ tuổi vị thành niên nên ý thức chưa có, chủ yếu sống nhờ sự bao bọc của cha mẹ, không chịu làm ăn, nhà cửa nghèo khổ, vườn tược không có. Có hộ được Nhà nước hỗ trợ một căn nhà tình thương thì 4 đến 5 gia đình cùng ở chung, sinh hoạt rất bất tiện”, bà K’Hiếu nói.

Theo UBND xã Lộc Bắc, tình trạng tảo hôn ở địa phương vẫn rất phổ biến. Tính riêng trong năm 2019 đã có hơn 10 trường hợp tảo hôn. Ông Âu Phương Chính, Phó Chủ tịch UBND xã lo lắng, tình trạng này khiến cho việc giảm nghèo của địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã hiện còn hơn 10% hộ nghèo và cận nghèo phần lớn rơi vào các hộ tảo hôn: “Xã có xuống tuyên truyền, vận động bà con để họ hiểu được Luật hôn nhân gia đình. Xã cũng không cho đăng ký kết hôn những trường hợp tảo hôn, như vậy không có bố sẽ mất quyền lợi khi làm giấy khai sinh cho con để hưởng thẻ bảo hiểm. Chính quyền cũng vận động, nhưng không có cách nào để xử phạt người dân”.

Mặc dù, tình trạng tảo hôn ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm đã và đang từng bước được kiềm chế và đẩy lùi. Tuy nhiên, để tiến tới xóa bỏ tình trạng này cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của già làng, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền giúp bà con nâng cao nhận thức về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, hệ lụy của việc tảo hôn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên
Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

VOV.VN - Điện Biên là một trong những tỉnh đứng đầu về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, năm 2017, có đến hơn 3.000 trường hợp tảo hôn.

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

VOV.VN - Điện Biên là một trong những tỉnh đứng đầu về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, năm 2017, có đến hơn 3.000 trường hợp tảo hôn.

Hàng chục trường hợp ở Gia Lai bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết
Hàng chục trường hợp ở Gia Lai bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết

VOV.VN -Hàng chục trường hợp ở Gia Lai từ bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết nhờ tham gia các các câu lạc bộ tư vấn về vấn đề này.

Hàng chục trường hợp ở Gia Lai bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết

Hàng chục trường hợp ở Gia Lai bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết

VOV.VN -Hàng chục trường hợp ở Gia Lai từ bỏ ý định tảo hôn và kết hôn cận huyết nhờ tham gia các các câu lạc bộ tư vấn về vấn đề này.

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo
Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa