Long An tạo nguồn nhân lực tay nghề cao cho các khu công nghiệp

VOV.VN - Để tạo nguồn nhân lực tay nghề cao cho các khu công nghiệp, hướng đến xây dựng hệ thống đào tạo bài bản các ngành nghề chủ đạo, trong đó có công nghiệp bán dẫn, tỉnh Long An đang đẩy mạnh việc phân luồng đào tạo và định hướng nghề nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

Hàng ngàn lao động đã xuất ngoại và sau 3 năm quay về trở thành nguồn nhân lực trẻ có tay nghề cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tạo nguồn lao động trẻ

Theo chia sẻ của chị Phạm Thị Hồng Xuyến, 30 tuổi, quê xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An: nhu cầu tuyển dụng nhân sự có thời gian làm việc ở nước ngoài về làm việc tại Long An rất cao.

Trường hợp của chị là một ví dụ, sau 3 năm làm việc tại một công ty sản xuất van điều áp ở Nhật Bản với mức lương là 22 đến 25 triệu đồng Việt Nam.

Khi về nước, chị Xuyến được tuyển dụng vào làm việc tại Phòng Tổng bộ nhân sự Công ty Cổ phần Katsura Việt Nam một công ty Nhật Bản có cùng ngành nghề đang đầu tư ở KCN Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Dù lương không cao bằng ở Nhật Bản, nhưng mức thu nhập khoảng 15-20 triệu đồng/tháng, được bố trí làm công việc đúng ngành nghề và quan trọng là được trở về quê hương.

Chị Xuyến rất hài lòng khi chia sẻ về công việc của mình: Các nước đầu tư ở Việt Nam giờ rất nhiều nên đi xuất khẩu lao động về cơ hội được tuyển dụng rất cao. Tại công ty mình đang làm, cũng có nhiều nhân viên đi nước ngoài lao động rồi trở về Việt Nam, đa số đều có mức lương và vị trí việc làm cao hơn những người làm việc tại chỗ.

Từ năm 2020, tỉnh Long An đã triển khai đề án đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Gắn với chương trình này, trong công tác định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, cùng với các cơ sở đào tạo tổ chức những hoạt động tham quan cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề.

Chương trình giúp học sinh có góc nhìn trực tiếp, khơi dậy sự hứng thú nghề nghiệp cho các em. Đặc biệt là giúp phụ huynh và gia đình xác định hướng đi cho các em phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình.

Bà Lê Thị Thủy, Hiệu Trưởng Trường THCS Nhựt Tảo, TP Tân An chia sẻ: học sinh lớp 9 của trường được tư vấn hướng nghiệp, mỗi khóa khoảng 400 em. Những năm qua có khoảng 15-20% học sinh của trường chọn học nghề để xuất khẩu lao động.

Nhà trường có mời Trường Cao đẳng nghề Long An, Trường Cao đẳng Du lịch và những trung tâm đào tạo nghề khác để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh. Từ đó để thấy được con đường các em đi không nhất thiết phải vào đại học, mà rẽ sang hướng nghề phù hợp với năng lực của các em thì cuộc sống sau này vẫn ổn định. Bà Thủy cho biết.

Nhân lực cho ngành nghề chủ đạo

Tính đến tháng 6/2024, Long An đã đưa 2.022 người đi lao động ở nước ngoài, trong đó có 1.671 người làm việc tại Nhật Bản. Phần lớn đều là lao động trẻ với trên 760 lao động có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề và ngoại ngữ.

Khi trở về địa phương, lực lượng này cơ bản tạo được nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nhân sự của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản đang đầu tư tại Long An.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Trần Văn Lộc, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Katsura Việt Nam, doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Long An nhận định, chất lượng nguồn lao động tại Long An có sự chuyển biến đáng kể.

Việc phân luồng giáo dục và đào tạo nghề đã cung cấp lượng cao động trẻ có chất lượng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn lao động đi làm việc hoặc học việc ở nước ngoài trở về phục vụ tại các khu công nghiệp ở Long An đều được đánh giá rất cao, đặc biệt là thái độ, tinh thần cầu tiến và trách nhiệm trong công việc.

Trước đây nhà máy có 3 người, nay lên gần 95 nhân sự. Công ty vừa tiếp nhận 6 bạn đi thực tập và lao động nước ngoài về làm, tác phong văn hóa công nghiệp với tư tưởng làm hết việc chứ không hết giờ. Công ty thường có những trình tự, quy trình thao tác mà các bạn được làm việc bên đó về thường đáp ứng rất chuẩn. ông Trần Văn Lộc đánh giá.

Tỉnh Long An hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động. Để cải thiện cơ sở vật chất đào tạo nghề, tỉnh đầu tư hơn 271 tỉ đồng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 

Từ năm 2014 đến nay, tỉnh triển khai 266 chương trình đào tạo nghề, nhờ đó, hơn 90% học sinh có việc làm sau tốt nghiệp.

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An - Nguyễn Hồng Mai, cho biết: Mục tiêu của Long An phấn đấu mỗi năm đưa 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có khoảng 350 lao động có tay nghề cao xuất khẩu lao động và trở về phục vụ tại tỉnh nhà mỗi năm.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, Long An đẩy mạnh xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và lao động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… và đào tạo nguồn nhân lực đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc định hướng giáo dục nghề nghiệp và phân luồng đào tạo cơ bản luôn được tỉnh chú trọng, đặc biệt là một số ngành công nghệ cao và công nghiệp vi mạch bán dẫn.

 Vừa rồi tỉnh tổ chức 2 đoàn đi học tập về công tác đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn tại Singapore và Đài Loan. Riêng với các cơ sở giao dục nghề nghiệp mà đặc biệt là Trường Cao đẳng Long An cũng có bước chuẩn bị, vừa rồi đã ký kết với Trường Cao đẳng FPT để thực hiện đào tạo. Bà Nguyễn Hồng Mai thông tin.

Theo bà Mai, việc đào tạo ngành nghề chủ đạo liên quan đến công nghiệp bán dẫn gặp không ít khó khăn, nhất là việc xác định mã ngành nghề, cũng như định hướng tiếp nhận đào tạo khâu nào phục vụ nội dung này.

Trước mắt Long An tổ chức giảng dạy những ngành nghề gần với ngành công nghiệp bán dẫn để có bước chuẩn bị có thể chuyển tiếp nhanh, dễ dàng đào tạo thêm khi có dự án và nhu cầu trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Long An tạo sự khác biệt để thu hút đầu tư
Long An tạo sự khác biệt để thu hút đầu tư

VOV.VN - Quy hoạch tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh Long An tin rằng, đây sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.

Long An tạo sự khác biệt để thu hút đầu tư

Long An tạo sự khác biệt để thu hút đầu tư

VOV.VN - Quy hoạch tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh Long An tin rằng, đây sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.

Long An "khát" lao động tay nghề cao
Long An "khát" lao động tay nghề cao

VOV.VN - Hiện lượng lao động trở lại tỉnh Long An làm việc đạt gần 100%. Tuy nhiên, địa phương này vẫn đang thiếu hụt hàng chục ngàn lao động, nhất là lao động tay nghề cao. Việc thu hút và giữ chân được người lao động cần nhiều giải pháp thiết thực khi Long An đang đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Long An "khát" lao động tay nghề cao

Long An "khát" lao động tay nghề cao

VOV.VN - Hiện lượng lao động trở lại tỉnh Long An làm việc đạt gần 100%. Tuy nhiên, địa phương này vẫn đang thiếu hụt hàng chục ngàn lao động, nhất là lao động tay nghề cao. Việc thu hút và giữ chân được người lao động cần nhiều giải pháp thiết thực khi Long An đang đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?
Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

VOV.VN - Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có đề xuất Chính phủ phân lại vùng tiền lương tối thiểu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều này có ảnh hưởng đến việc thu hút lao động ở các địa phương. Những nơi không điều chỉnh vùng lương, liệu có bị mất đi sức hút?

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

VOV.VN - Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có đề xuất Chính phủ phân lại vùng tiền lương tối thiểu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều này có ảnh hưởng đến việc thu hút lao động ở các địa phương. Những nơi không điều chỉnh vùng lương, liệu có bị mất đi sức hút?

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An
Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

VOV.VN - Để đầu tư hiệu quả, tỉnh Long An tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logisctic gắn với cảng biển quốc tế và phát triển đô thị sinh thái. 

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

VOV.VN - Để đầu tư hiệu quả, tỉnh Long An tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logisctic gắn với cảng biển quốc tế và phát triển đô thị sinh thái. 

Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI
Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI

VOV.VN - Nhiều nhà đầu tư, trong đó các nhà đầu tư FDI cho rằng, Long An còn rất việc phải làm về hạ tầng cũng như nguồn nhân lực để họ tự tin rót vốn đầu tư bền vững.

Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI

Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI

VOV.VN - Nhiều nhà đầu tư, trong đó các nhà đầu tư FDI cho rằng, Long An còn rất việc phải làm về hạ tầng cũng như nguồn nhân lực để họ tự tin rót vốn đầu tư bền vững.