Luân chuyển cán bộ y tế - giải pháp nâng cao chất lượng CSSK ban đầu

VOV.VN -Việc điều động, luân chuyển bác sĩ về trạm y tế nằm trong các giải pháp của Bộ Y tế để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ y tế tại tuyến cơ sở.

Đầu tháng 10/2018, bác sĩ Lương Thị Ngoan, công tác ở Trung tâm y tế huyện Bát Xát (Lào Cai) được điều động về làm Trưởng trạm tại Trạm Y tế xã Mường Vi, huyện Bát Xát.

Ngay từ tuần bắt đầu công việc mới tại Trạm Y tế xã, bác sĩ Lương Thị Ngoan đã có một số hoạt động nằm ngoài chuyên môn như: trông coi việc sửa sang trạm y tế, xây một bức tường ngăn đất đồi sạt lở phía sau trạm và chỉnh sửa nội thất.

Người dân tham gia Sự kiện Cộng đồng tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ngày 25/10/2018.
Được biết, công việc chỉnh sửa trạm y tế cũng như việc bổ nhiệm bác sĩ Ngoan là một phần trong các chính sách của Bộ Y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Người dân tham gia Sự kiện Cộng đồng tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ngày 25/10/2018.
Quyết định điều động bác sĩ Ngoan với thời hạn hai năm nằm trong các giải pháp của Bộ Y tế khi luân chuyển bác sĩ để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ y tế có trình độ tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã xây dựng hơn 11.000 trạm y tế với gần 50.000 giường bệnh ở tất cả các xã trên toàn quốc để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhưng hơn 10% số trạm y tế ấy hiện vẫn không có bác sĩ.

Ông Nông Đình Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai, phát biểu tại Sự kiện Cộng Đồng ngày 25/10/2018.
Mặc dù con nhỏ và quãng đường đi làm hàng ngày từ nhà tới trạm y tế xã Mường Vi khá xa nhưng bác sĩ Ngoan vẫn sẵn sàng đón nhận công việc này. "Tôi đã theo dự án này một thời gian nên dù sao cũng biết sẽ có việc điều động này"- bác sĩ  Ngoan nói.

Được biết, ngoài bác sĩ Ngoan, đầu tháng 10/2018, Sở Y tế tỉnh Lào Cai cũng đưa bác sĩ về làm việc tại hai trạm y tế xã khác trong huyện Bát Xát.

Bộ Y tế cho biết, đã lựa chọn 26 TYT ở Hà Nội, TP HCM và 6 tỉnh khác tại cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam để xây mô hình trạm y tế điểm, trang bị máy móc và đầy đủ nhân lực. Bộ cũng sẽ điều động bác sĩ đến làm việc 2-3 ngày/tuần tại 8 trạm còn đang thiếu bác sĩ trong số 26 trạm này.

Bác sĩ Lương Thị Ngoan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai biểu diễn tại Sự kiện Cộng đồng.
“Các cán bộ y tế khác trong mỗi trạm cũng được tham gia đào tạo để nâng cao trình độ, và các trạm y tế mẫu sẽ được nhận trang thiết bị đồng bộ, bao gồm giường bệnh nhân, máy X-quang”- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

Đầu năm 2019, để nâng cao năng lực cho các trạm y tế, Bộ Y tế sẽ kết nối 26 trạm với các bệnh viện cấp huyện, tỉnh và Trung ương. Theo kế hoạch, việc đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị cho các trạm y tế trên toàn quốc sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Tăng cường đào tạo nhân lực cho cán bộ trạm y tế

Từ tháng 5 đến tháng 10/2018, các cán bộ y tế ở Trạm y tế xã Mường Vi, huyện Bát Xát đều tham gia đào tạo nâng cao năng lực. Khóa đào tạo này thuộc Chương trình đào tạo của Dự án "Giáo dục và Đào tạo Nhân lực Y tế phục vụ Cải cách Hệ thống Y tế” (HPET).

Dự án HPET được Chính phủ thông qua cuối năm 2013 do Bộ Y tế thực hiện từ năm 2014- 2020 có nguồn vốn tài trợ chính từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU). Mục tiêu của dự án là nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ và năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu ở 15 tỉnh nghèo nhất Việt Nam, góp phần giảm tải các bệnh viện ở tuyến trên.

Bác sĩ Lương Thị Ngoan (thứ hai từ phải sang, áo hồng), Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mường Vi, tham gia cuộc họp tại TYT xã.
Theo đó, để tăng cường năng lực cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe ban đầu, Dự án  bổ sung đối tượng đào tạo là cán bộ đang làm việc tại trung tâm y tế huyện để phục vụ cho công tác luân chuyển cán bộ.

Một giải pháp khác nhằm hỗ trợ y bác sĩ làm việc ở xã là tổ chức các sự kiện sinh hoạt cộng đồng với mục tiêu truyền thông về việc cán bộ TYT được tham gia đào tạo, về chăm sóc sức khỏe ban đầu, thông qua hài kịch và phần hỏi đáp.

"Với công việc được ấn định thường xuyên ở TYT xã, thay vì chỉ làm 2-3 ngày (như kế hoạch của Bộ Y tế), tôi thấy sẽ phục vụ được tốt hơn"- bác sĩ Lương Thị Ngoan, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mường Vi cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đào tạo nhân lực y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Đào tạo nhân lực y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

VOV.VN -Bộ Y tế cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến TW, BV tuyến cuối của Hà Nội, TP HCM về hỗ trợ các TYT cơ sở nhằm nâng cao chất lượng KCB.

Đào tạo nhân lực y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Đào tạo nhân lực y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

VOV.VN -Bộ Y tế cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến TW, BV tuyến cuối của Hà Nội, TP HCM về hỗ trợ các TYT cơ sở nhằm nâng cao chất lượng KCB.

Để y tế cơ sở thực sự là “người gác cổng” của ngành y tế
Để y tế cơ sở thực sự là “người gác cổng” của ngành y tế

VOV.VN -Mạng lưới y tế cơ sở phát triển và hoạt động hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm rất lớn về chi phí, rút ngắn được chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền

Để y tế cơ sở thực sự là “người gác cổng” của ngành y tế

Để y tế cơ sở thực sự là “người gác cổng” của ngành y tế

VOV.VN -Mạng lưới y tế cơ sở phát triển và hoạt động hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm rất lớn về chi phí, rút ngắn được chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền

Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân
Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân

VOV.VN -  Mặc dù công tác CSSK ban đầu là trọng tâm của ngành y tế nhưng mạng lưới y tế cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn nên không thu hút người dân khám chữa bệnh.

Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân

Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân

VOV.VN -  Mặc dù công tác CSSK ban đầu là trọng tâm của ngành y tế nhưng mạng lưới y tế cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn nên không thu hút người dân khám chữa bệnh.