Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Nhiều đại biểu cho rằng Quốc hội, Chính phủ cần hạ quyết tâm chiến lược trong hôm nay để đặt nền móng vững vàng cho đường sắt phát triển.

Sáng 30/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), đa số ý kiến đại biểu cho rằng, cần có chính sách phát triển ngành đường sắt để giao thông đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống GTVT cả nước, đưa đường sắt sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, yếu kém.

Theo các đại biểu, so với kỳ họp thứ 2, dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 gồm có 10 chương, 90 điều (giảm 5 điều).

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chính sách mạnh mẽ, quyết liệt phát triển từng loại hình đường sắt trong hệ thống GTVT nhằm kiến tạo một hệ thống vận tải đường sắt đồng bộ, bền vững, an toàn, hiệu quả, ít tác động tiêu cực tới môi trường, bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Không thể “bỏ quên” ngành đường sắt

Dẫn chiếu hình ảnh về một ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam đã được đầu tư vào loại hiện đại nhất Đông Nam Á vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, nay trở nên tụt hậu rất xa, đại biểu Nguyễn Văn Chương (Đoàn TP. HCM) đề nghị cần sự đầu tư thỏa đáng hơn nữa đối với ngành đường sắt, xứng đáng với vai trò, vị trí của ngành và cho rằng “chúng ta đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Đại biểu Nguyễn Văn Chương: Quốc hội, Chính phủ cần hạ quyết tâm chiến lược đầu tư cho đường sắt.

“Không ai nghi ngờ tính ưu việt của vận tải đường sắt vì sự an toàn cao, giá thành vận tải rẻ, góp phần giảm giá thành lưu thông hàng hoá. Vận tải đường sắt là vận tải hạng nặng, cũng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của quốc phòng. Với lợi thế trải dài, đường sắt sẽ giúp triển khai thế trận trên khắp cả nước, các vùng miền một cách linh hoạt, tập trung sức mạnh và phân tán lực lượng khi cần thiết, điều này hết sức lợi hại, cần thiết trong tác chiến, bảo vệ bờ biển” – đại biểu Chương phân tích.

Theo đại biểu Chương, trong những thập kỷ tới, thách thức trên Biển Đông rất lớn, tác động trực tiếp đến khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta. Do vậy, có một hệ thống đường sắt hiện đại sẽ góp phần xây dựng kinh tế quốc phòng nói chung và khu vực phòng thủ trên biển đảo nói riêng.

“Quốc hội, Chính phủ cần hạ quyết tâm chiến lược trong hôm nay để đặt nền móng vững vàng cho đường sắt phát triển. Từ quyết tâm này, Chính phủ cần tìm nguồn vốn tăng đầu tư cho ngành đường sắt” – đại biểu Chương kiến nghị.

Cũng theo ĐB Chương, vốn đầu tư cho ngành  trong những năm sắp tới mà giống giai đoạn 2011-2015 vừa qua, thì tương lai ngành đường sắt chưa có gì sáng sủa, vẫn sẽ là lạc hậu, xuống cấp và mất năng lực cạnh tranh.

“Nhìn ra các nước, chỉ có Chính phủ là người đầu tư chính cho kết cấu hạ tầng đường sắt. Hiếm nhà đầu tư nào bỏ vốn lớn đầu tư cho ngành kinh tế chậm thu lợi như ngành này. Vì vậy, nếu muốn có nhà đầu tư thì phải có những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho họ. Không có lợi thì trải thảm đỏ mời họ cũng không vào.

Tôi đã hỏi ý kiến 1số ĐBQH khoá 13 và cán bộ ngành đường sắt phía Nam, họ đều cho rằng cần quan tâm phát triển đường sắt hiện đại. Kiến nghị quốc hội, Chính phủ đừng quên ngành đường sắt như mấy chục năm qua ta đã quên ngành vận tải chiến lược này" - ĐB Chương nói.

Chính sách chung chung sẽ khó thực thi

Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Đoàn Long An) cho biết vẫn còn băn khoăn về tính khả thi của một số điều để đảm bảo khi ban hành áp dụng được ngay và đi vào cuộc sống.

Theo đại biểu Tuấn, nhìn lại 10 năm thực hiện Luật Đường sắt 2005, chính sách đầu tư đã đem lại hiệu quả như thế nào cho ngành đường sắt? Cụ thể, Luật Đường sắt 2005 quy định nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, việc bố trí vốn cho đường sắt không lớn, chiếm khoảng 2,45% tổng mức đầu tư của ngành giao thông, chủ yếu cho bảo trì, sửa chữa đường sắt. Như vậy, chính sách tập trung đầu tư phát triển như Luật 2005 chưa đi vào thực tiễn.

Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn cho rằng cần thiết phải quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư .

“Khắc phục tình trạng này, tôi cho rằng chính sách đầu tư cần cụ thể hơn. Cần thiết phải quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành GTVT” – đại biểu kiến nghị.

Đồng quan điểm, đại biểu Võ Đình Tín (Đăk Nông) cho rằng Luật Đường sắt sau khi ban hành phải tạo động lực phát triển ngành một cách toàn diện. Do đó, phải có chính sách xã hội hoá mạnh mẽ, tạo cơ chế để Nhà nước hỗ trợ các DN đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đường sắt, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh thu hồi vốn để tiếp tục xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Cũng về chính sách phát triển ngành đường sắt, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đề xuất: Cùng với phát triển đường sắt quốc gia, dự án Luật cũng cần có các quy định khuyến khích phát triển các loại hình đường sắt đô thị; quan tâm phát triển hệ thống đường sắt kết nối với các cảng hàng hải nhằm giảm áp lực về giao thông đối với hệ thống giao thông đường bộ.

Ngoài ra, còn nhiều ý kiến đại biểu đề xuất, dự án Luật cần có các quy định rõ ràng hơn nữa trong huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động phát triển giao thông đường sắt.

Để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động GTVT đường sắt, có ý kiến đề nghị rà soát, tổng kiểm tra đường ngang bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa tai nạn đường sắt và có lộ trình hợp lý để xây dựng; quy định cụ thể hơn về hành lang an toàn giao thông; quy định rõ, cụ thể trách nhiệm của các cấp khi xảy ra tai nạn.

Mong đường săt sớm được cải tổ

Sau khi nghe các ĐBQH thảo luận tại hội trường sáng nay về dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã phát biểu ý kiến tiếp thu và cho rằng tất cả các ý kiến thể hiện các ĐBQH mong muốn Luật phải tốt hơn, phù hợp hơn trước. Theo Bộ trưởng Nghĩa, trong thời gian qua chúng ta quan tâm đầu tư đến đường sắt với mức rất hạn chế. Sau 100 năm, đường sắt của chúng ta cứ kém dần đi và cho đến hiện nay thì thực sự rất lạc hậu.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa .

Từ 2011-2015, đầu tư cho ngành đường sắt chiếm khoảng 3,18% trong cơ cấu đầu tư cho ngành giao thông, trong khi đó, đường bộ là 88,89%. “Tất nhiên đường bộ đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giao thông của chúng ta, nhưng với mức đầu tư như thế cho thấy đường sắt rất ít được quan tâm, đặc biệt là việc kết nối các phương thức vận tải với nhau” – Bộ trưởng Nghĩa nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nghĩa, năm 2016, vận tải đường sắt chỉ chiếm tỷ trọng 0,4% đối với vận tải hàng hoá nói chung, đó là một trong những lý do dẫn đến chi phí vận tải của chúng ta rất cao so với thế giới. Chi phí logistic của VN chiếm khoảng 22% GDP, trong đó riêng GTVT chiếm tới 60%, đây là tỷ trọng chưa hợp lý. Cần phải cơ cấu sao lại để có thể phát huy được các phương thức vận tải lớn, chi phí thấp và đặc biệt là an toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người gác chắn đường sắt áng chừng giờ tàu theo kinh nghiệm
Người gác chắn đường sắt áng chừng giờ tàu theo kinh nghiệm

VOV.VN - Người gác chắn không được cung cấp lịch chạy tàu, làm việc chỉ bằng kinh nghiệm nhớ giờ tàu đến và nghe tiếng còi tàu từ xa...

Người gác chắn đường sắt áng chừng giờ tàu theo kinh nghiệm

Người gác chắn đường sắt áng chừng giờ tàu theo kinh nghiệm

VOV.VN - Người gác chắn không được cung cấp lịch chạy tàu, làm việc chỉ bằng kinh nghiệm nhớ giờ tàu đến và nghe tiếng còi tàu từ xa...

Bình Định hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt
Bình Định hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt

VOV.VN - Trước mắt, UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ gia đình người bị thiệt mạng 10 triệu đồng, mỗi người bị thương 5 triệu đồng...

Bình Định hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt

Bình Định hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt

VOV.VN - Trước mắt, UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ gia đình người bị thiệt mạng 10 triệu đồng, mỗi người bị thương 5 triệu đồng...

Thiếu tiền, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại nguy cơ chậm tiến độ  ​
Thiếu tiền, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại nguy cơ chậm tiến độ ​

VOV.VN - Phần xây lắp khu nhà ga, khu depot cơ bản xong, nhưng đường ray, hàng rào, nền đường vẫn chậm do... ngân hàng Trung Quốc chưa chuyển tiền.

Thiếu tiền, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại nguy cơ chậm tiến độ  ​

Thiếu tiền, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại nguy cơ chậm tiến độ ​

VOV.VN - Phần xây lắp khu nhà ga, khu depot cơ bản xong, nhưng đường ray, hàng rào, nền đường vẫn chậm do... ngân hàng Trung Quốc chưa chuyển tiền.

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên
Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Hiện một số nhà thầu đã chính thức có công văn đề nghị giãn tiến độ thi công và có thể sẽ dừng thi công nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm trễ.

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Hiện một số nhà thầu đã chính thức có công văn đề nghị giãn tiến độ thi công và có thể sẽ dừng thi công nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm trễ.

Cố vượt đường sắt, ô tô đâm xe máy văng xa 100m
Cố vượt đường sắt, ô tô đâm xe máy văng xa 100m

VOV.VN -Trong lúc băng qua đường ray, chiếc ô tô đã đâm vào xe máy đi ngang qua làm xe máy văng xa hơn 100m khiến người trên xe bị thương nặng.

Cố vượt đường sắt, ô tô đâm xe máy văng xa 100m

Cố vượt đường sắt, ô tô đâm xe máy văng xa 100m

VOV.VN -Trong lúc băng qua đường ray, chiếc ô tô đã đâm vào xe máy đi ngang qua làm xe máy văng xa hơn 100m khiến người trên xe bị thương nặng.

Thi công cẩu thả trên Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Thi công cẩu thả trên Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Phần hộ lan của đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông hiện thiếu rất nhiều đinh ốc, bu lông. Có những vị trí thiếu từ 2 - 3 đinh ốc, trơ khung sắt.

Thi công cẩu thả trên Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thi công cẩu thả trên Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Phần hộ lan của đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông hiện thiếu rất nhiều đinh ốc, bu lông. Có những vị trí thiếu từ 2 - 3 đinh ốc, trơ khung sắt.