Nữ nhân viên Đại sứ quán Mỹ sập bẫy tình do KGB giăng

VOV.VN - Annabelle Bucar, nữ nhân viên quyến rũ, có học vấn, làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow gặp nghệ sĩ nhạc hài kịch Konstantin Lapshin - một nhân viên cơ quan an ninh nhà nước và rồi tình yêu sét đánh đã khiến cô quyết định ở lại Liên Xô mãi mãi.

Làm việc cho Mỹ và đến Liên Xô

Mỹ nhân kế là một trong 36 sách lược dùng trong quân sự điển hình của Trung Quốc cổ đại, nổi tiếng với tên gọi “Tam thập lục kế”, xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách. Nội dung sách lược này trên thực tế là dùng người đẹp để làm mê hoặc chủ tướng của đối phương dẫn đến sự trễ nải hoặc quyết sách sai lầm, từ đó nắm ưu thế để giành thắng lợi.

Trên mặt trận “vô hình”, kế mỹ nhân cũng từng được KGB sử dụng thành công để chiêu mộ một nữ nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow. Annabelle Bucar sinh năm 1915 tại thành phố Clairton (Pennsylvania, Mỹ). Cha cô là Ivan Bukar - một nông dân nhập cư nghèo, mất vợ, đến từ Nam Tư, phải nuôi mười người con, nhưng đã cố gắng cho con cái mình được học hành tử tế.

Annabelle tốt nghiệp Đại học Pittsburgh, sau đó nhận được một công việc dân sự. Với mong muốn tham gia vào cuộc chiến chống Đức Quốc xã, cô đã nhận lời làm việc trong lực lượng tình báo của Không quân Mỹ. Như James Klugmann viết trong cuốn sách Từ Trotsky đến Tito (“From Trotsky to Tito”), trong Thế chiến II, Bucar được chuyển sang làm việc trong Cục Dịch vụ Chiến lược Mỹ - tiền thân Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), được thành lập sau chiến tranh.

Tại đây, cô được phân về bộ phận “quốc tịch nước ngoài”. Sau khi phát xít Đức bại trận, Annabelle Bucar được cử đến làm việc trong Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô, thuộc biên chế Cục Thu thập thông tin, bao gồm cả xuất bản tạp chí có hình ảnh “America”, bằng tiếng Nga, in ở Mỹ và được phát hành miễn phí tại Liên Xô năm 1946.

Vào thời điểm Bukar đến Moscow, vào năm 1947, tình báo Liên Xô đã nắm được cô là nhân viên của Cục Dịch vụ Chiến lược, nên cô được “trông nom” liên tục và sát sao. Gần như ngay sau khi đến Nga, nhân viên an ninh nhà nước Leonid Raikhman đã đưa nghệ sĩ hài kịch Konstantin Lapshin rất hấp dẫn và nổi tiếng của thủ đô đến gặp Annabelle tại nhà hàng của khách sạn Metropol.

Theo Mikhail Lyubimov, tác giả của cuốn sách “Có bom trên giường”, Bukar đã yêu đến mức người đàn ông nổi tiếng đào hoa ga lăng Lapshin phải cưới cô. Sau đó Annabelle quyết định xin tị nạn chính trị và ở lại Liên Xô mãi mãi. Phản ứng đầu tiên của người bố trước quyết định của con gái rất gay gắt. Ông nói rằng ông không muốn cô trở về quê hương và sẽ không nhận con gái nữa, nhưng cô nói, “đây là những người tốt. Họ đang làm mọi thứ có thể để biến thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sống”.

Phát thanh viên phục vụ cơ quan an ninh nhà nước

Trên thực tế, Bukar đã rơi vào cái gọi là “bẫy mật ong”. Theo Fyodor Razzakov, tác giả của cuốn “Viên đạn dành cho Zoya Fyodorova, hay KGB làm phim”, Lapshin bắt đầu hợp tác với các cơ quan an ninh nhà nước vào đầu những năm 1940. Ca sĩ dưới sự bảo trợ của Leonid Raikhman được cho là đã làm quen với những phụ nữ nước ngoài và thuyết phục họ gần gũi. Với Bukar, mọi thứ trở nên nghiêm túc hơn nhiều - Lapshin trở thành chồng hợp pháp của một nữ công dân Mỹ.

Đáng chú ý là Annabelle đã được đề nghị làm việc cho Bộ An ninh Nhà nước (MGB) một cách công khai. Người phụ nữ đang yêu đã sẵn sàng làm bất cứ điều gì, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cô ngay lập tức đồng ý hợp tác với các lực lượng tình báo Liên Xô. Hơn nữa, cô được sắp xếp làm phát thanh viên cho một đài phát thanh phát sóng cho thính giả Mỹ và Anh. Annabelle Bucar trở thành một công cụ tuyên truyền của Nhà nước Xô viết.

Như một ví dụ về những gì Bukar nói với thính giả của mình, AV Fateev trong cuốn sách “Hình ảnh kẻ thù trong tuyên truyền của Liên Xô” đã trích dẫn một đoạn trích từ bài phát biểu của cô vào ngày 15/1/1953: “Bầu không khí hòa bình, yên tĩnh và hạnh phúc này ở Liên Xô đặc biệt có lợi trong những ngày này, khi tuyên truyền quân sự và tâm lý quân sự thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới”.

Dưới tên tác giả Annabelle Bucar, cuốn sách “Sự thật về các nhà ngoại giao Mỹ” (nhà xuất bản Literaturnaya Gazeta - Moscow, năm 1949) thực chất là do các quan chức an ninh nhà nước viết, được xuất bản tại Liên Xô, mô tả một bức tranh khá kém hấp dẫn về Đại sứ quán Mỹ ở Moscow như một tập hợp của những con quái vật hoang tưởng vô đạo đức chống Liên Xô. Các hoạt động gián điệp và đầu cơ của họ cũng bị vạch trần.

Một thuật ngữ thú vị mà cô gọi họ trong cuốn sách của mình là “Người Mỹ xấu xí” hoặc “Người Mỹ tồi”. Điều tồi tệ nhất từ ​​lời nói của cô ấy là những người này hoàn toàn không phải là nhà ngoại giao, mà là gián điệp tham gia vào việc đầu cơ và có lối sống không phù hợp. Những sự thật mà Annabelle mô tả đã hoàn toàn làm mất uy tín của lãnh đạo cao nhất của phái bộ Ngoại giao Mỹ. Có vẻ như các biên tập viên Liên Xô đã rất nhiệt tình trong công việc của cô, nhưng nhìn chung, mô tả về hoạt động của đại sứ quán rất thú vị, gây ra một sự chấn động trong cộng đồng ngoại giao và chính trị.

Cuộc sống ở Liên Xô và tin đồn về việc trở về nhà

Câu chuyện về cuộc đời và hành động của Annabelle Bucar đã gây tiếng vang lớn và là một phần của cuộc đối đầu về tuyên truyền trong Chiến tranh Lạnh, thậm chí còn được chuyển thể thành phim (mặc dù bản thân Bukar cũng gay gắt phản đối). Đạo diễn lừng danh người Ukraine Alexander Dovzhenko được giao làm phim “Goodbye America!” (“Tạm biệt nước Mỹ!”) theo cuốn sách của kẻ đào tẩu vì tình này (Lilia Gritsenko được mời đóng vai chính Anna Bedford).

Cuộc hôn nhân của Annabelle Bucar với Konstantin Lapshin rất hạnh phúc. Bukar mang thai và tháng 9/1947, sinh được một cậu con trai. Thực tế này được đề cập trong ấn phẩm “Sự thật về các nhà ngoại giao Mỹ”. Bukar không bao giờ mất liên lạc với những người thân của mình ở Mỹ, thường xuyên gọi điện cho họ cho đến những năm 1990. Trong một cuộc trò chuyện, Annabelle nói với gia đình về cái chết của con trai (do tai nạn giao thông), và sau đó là của người chồng. Annabelle Bucar qua đời năm 1998 ở tuổi 83 tại Moscow.

Điều thú vị là vào đầu những năm 1950, có tin đồn rằng Bukar vỡ mộng với hệ thống chính trị của Liên Xô, bay về Mỹ và Joseph Stalin đã ra lệnh cho bộ phim về người phụ nữ Mỹ này xếp xó. Sự xuất hiện của những đồn đoán như vậy là do việc bộ phim “Goodbye America!” dựa trên tiểu sử của Annabelle Bucar, bị tạm dừng. Trong thực tế, bộ phim “Goodbye America!” không thành công, nhiều lần được chỉnh sửa, thay đổi và cuối cùng vào tháng 3/1951 đã bị dừng hẳn.

Thật ra, khi đó Liên Xô đang cố gắng cải thiện quan hệ với phương Tây nên bộ phim chỉ đơn giản là bị dừng. Năm 1995, Vladimir Dmitriev, Phó Tổng Giám đốc thứ Nhất của Quỹ Điện ảnh Nhà nước Liên bang Nga, khởi xướng việc dựng lại bộ phim “Goodbye America!” và nói về nó trong một cuộc phỏng vấn của mình. Bukar ngay lập tức gọi cho Dmitriev và yêu cầu ông từ bỏ ý định này nhưng vô ích, bộ phim đã được phục hồi. “Goodbye America!” nằm trong kho lưu trữ trong 46 năm và chỉ đến năm 1995 mới được công chiếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí mật về điệp viên và kẻ chủ mưu “tậu” MiG-23 của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
Bí mật về điệp viên và kẻ chủ mưu “tậu” MiG-23 của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Điệp viên CIA đồng thời là kẻ chủ mưu “tậu” chiếc MiG-23 tiên tiến của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh sống cuộc đời trong bóng tối và phải giấu các huy chương của mình sau một bức tranh tại nhà riêng cho đến khi chúng được đem ra bán đấu giá.

Bí mật về điệp viên và kẻ chủ mưu “tậu” MiG-23 của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

Bí mật về điệp viên và kẻ chủ mưu “tậu” MiG-23 của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Điệp viên CIA đồng thời là kẻ chủ mưu “tậu” chiếc MiG-23 tiên tiến của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh sống cuộc đời trong bóng tối và phải giấu các huy chương của mình sau một bức tranh tại nhà riêng cho đến khi chúng được đem ra bán đấu giá.

Tiết lộ những điệp viên nổi tiếng thế giới
Tiết lộ những điệp viên nổi tiếng thế giới

VOV.VN - Điệp viên có thể là những người phản bội lại đất nước của mình nhưng cũng có thể là những người hùng với hành động dũng cảm quên mình để cứu sống nhiều mạng người và giúp chấm dứt chiến tranh.

Tiết lộ những điệp viên nổi tiếng thế giới

Tiết lộ những điệp viên nổi tiếng thế giới

VOV.VN - Điệp viên có thể là những người phản bội lại đất nước của mình nhưng cũng có thể là những người hùng với hành động dũng cảm quên mình để cứu sống nhiều mạng người và giúp chấm dứt chiến tranh.

Những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất trong lịch sử
Những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất trong lịch sử

VOV.VN - Nhiều người tin rằng, vụ trao đổi phi công gián điệp Powers lấy sĩ quan tình báo bất hợp pháp của Liên Xô Rudolf Abel là cuộc trao đổi đầu tiên trong lịch sử, nhưng thực tế không phải vậy. Dưới đây là các vụ trao đổi điệp viên “đình đám” nhất.

Những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất trong lịch sử

Những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất trong lịch sử

VOV.VN - Nhiều người tin rằng, vụ trao đổi phi công gián điệp Powers lấy sĩ quan tình báo bất hợp pháp của Liên Xô Rudolf Abel là cuộc trao đổi đầu tiên trong lịch sử, nhưng thực tế không phải vậy. Dưới đây là các vụ trao đổi điệp viên “đình đám” nhất.