Lương mới áp dụng từ 2021 bắt buộc gắn với tinh giản biên chế

VOV.VN - Từ năm 2021 sẽ cải cách toàn diện hệ thống thang, bảng lương. Thang lương tính theo hệ số sẽ được tính bằng lương tuyệt đối.

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách 2019. Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 tăng từ 1,39 lên 1,49 triệu đồng/tháng.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) nhận định, việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng là thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để đến năm 2021 đẩy nhanh tiến độ tăng lương cơ sở.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi 

Điều chỉnh tiền lương cơ sở này chỉ áp dụng đối với cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với mục tiêu là bù đắp phần trượt giá tiêu dùng.

Việc điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ tác động đến kinh tế-xã hội nhưng sẽ không lớn, không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng vì mức điều chỉnh chỉ khoảng 7%.

Tuy nhiên, từ năm 2021 chúng ta bắt đầu thực hiện Nghị quyết 27 về cải cách toàn diện hệ thống thang, bảng lương. Thang lương tính theo hệ số sẽ được tính bằng lương tuyệt đối. Theo đó, trong khu vực Nhà nước sẽ có 2 bảng lương. Đó là lương của những người giữ chức vụ lãnh đạo và lương dành cho cán bộ, công nhân viên chức thừa hành. Ngoài ra, còn có bảng lương dành cho lực lượng vũ trang, công an, quân đội.

Còn khu vực kinh doanh, việc tính lương vẫn dựa theo nguyên tắc thương lượng tập thể trên cơ sở Nhà nước xác định mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được xác định bằng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Khi cải cách tiền lương thì mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng cố gắng phải hòa nhập với nhau, bằng với mức lương tối thiểu của vùng thấp nhất.  

Việc cải cách tiền lương sẽ gắn với giá trị sức lao động, chất lượng công việc. Mức lương này sẽ dần tiếp cận với mức cao nhất của khu vực có quan hệ lao động.

Khi điều chỉnh mức lương, người lao động cũng sẽ được bố trí theo vị trí việc làm, trình độ, năng lực, chuyên môn đào tạo.

Mức lương sẽ dựa trên năng suất, hiệu quả công việc

Muốn cải cách được chính sách tiền lương thì các cơ quan Nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu để tạo ra nguồn lực. Đó là tiết kiệm, tăng thu ngân sách, tinh giản bộ máy quản lý hành chính, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

"Các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được giao quyền tự chủ và Nhà nước sẽ chỉ trả chi phí mà đơn vị đó đề xuất tuyển dụng lao động theo nhu cầu. Như vậy, việc tinh giản biên chế sẽ là căn cứ quan trọng để cải cách chính sách tiền lương".

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh như vậy và cho rằng, khi thực hiện chính sách chi trả tiền lương theo hệ số lương tuyệt đối, phía người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, tác phong công nghiệp để tạo ra năng suất lao động cao hơn cho cơ quan, đơn vị.

Còn theo đại biểu Nguyễn Duy Hiểu (đoàn Thanh Hóa), nếu thực hiện theo mức lương mới từ năm 2021, người lao động sẽ được hưởng lương cao hơn so với hiện tại. Ngoài mức lương được tính theo vị trí việc làm, năng lực của từng người thì mỗi cơ quan, đơn vị nên dành thêm một khoản tiền thưởng để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, năng suất.

Đại biểu Phạm Văn  Hòa

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) nêu quan điểm, để đảm bảo cho việc tăng lương cho người lao động, ngay từ đầu năm 2019, các cơ quan, đơn vị phải quyết liệt tăng thu ngân sách; tiết kiệm 10% khoản chi thường xuyên/năm để hỗ trợ cho việc tăng lương cơ sở.

Song song với việc tăng lương cho người lao động thì Chính phủ cần tiến hành kiểm soát giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng theo khiến việc tăng lương cho người lao động không thể chạy theo được và làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng lương tối thiểu vùng 2019: Doanh nghiệp muốn trì hoãn
Tăng lương tối thiểu vùng 2019: Doanh nghiệp muốn trì hoãn

VOV.VN - Đa phần ý kiến doanh nghiệp cho rằng chưa nên điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2019.

Tăng lương tối thiểu vùng 2019: Doanh nghiệp muốn trì hoãn

Tăng lương tối thiểu vùng 2019: Doanh nghiệp muốn trì hoãn

VOV.VN - Đa phần ý kiến doanh nghiệp cho rằng chưa nên điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2019.

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%
Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

VOV.VN -Sau 3 phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tìm được tiếng nói chung giữa giới chủ doanh nghiệp và người lao động về mức tăng lương tối thiểu vùng.

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

VOV.VN -Sau 3 phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tìm được tiếng nói chung giữa giới chủ doanh nghiệp và người lao động về mức tăng lương tối thiểu vùng.

Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy
Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy

VOV.VN -Muốn tăng lương cho công chức, cần giảm số người hưởng lương trong ngân sách, đồng thời cắt nguồn chi cho các hiệp hội không thuộc biên chế Nhà nước.

Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy

Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy

VOV.VN -Muốn tăng lương cho công chức, cần giảm số người hưởng lương trong ngân sách, đồng thời cắt nguồn chi cho các hiệp hội không thuộc biên chế Nhà nước.

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Lấy tiền ở đâu?
Tăng lương cho cán bộ, công chức: Lấy tiền ở đâu?

VOV.VN - Nguồn lực tăng lương là phải tăng thu ngân sách trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện tốt việc tinh giản biên chế. 

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Lấy tiền ở đâu?

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Lấy tiền ở đâu?

VOV.VN - Nguồn lực tăng lương là phải tăng thu ngân sách trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện tốt việc tinh giản biên chế. 

Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức từ 2018 đến 2030
Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức từ 2018 đến 2030

Nghị quyết 107/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2018 đã đưa ra lộ trình điều chỉnh lương đối với cán bộ, CCVC…thuộc khu vực công và doanh nghiệp như sau.

Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức từ 2018 đến 2030

Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức từ 2018 đến 2030

Nghị quyết 107/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2018 đã đưa ra lộ trình điều chỉnh lương đối với cán bộ, CCVC…thuộc khu vực công và doanh nghiệp như sau.