Lương tối thiểu năm 2020 phải tăng bao nhiêu để đạt mức sống tối thiểu?

VOV.VN -Nếu DN cứ tiếp tục trì hoãn tăng lương ở mức 2% thì gánh nặng đến năm 2020 sẽ rất nặng, đến mức họ không thể thực hiện được.

Hội đồng tiền lương quốc gia vừa thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng 2019  sẽ tăng thêm 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018. Như vậy, với mức tăng này thì giới sử dụng lao động sẽ phải tăng thêm 10% vào năm 2020 để đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra “Lương tối thiểu phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động vào năm 2020”.

Cụ thể, tính theo các vùng quy định, mức lương tối thiểu của người lao động được tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng. Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Lao động-Thương binh và Xã hội), Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, mức lương tối thiểu tăng 5,3% là hợp lý. Đây là mức mà ngoài việc bù trượt giá (4%/năm) thì người lao động vẫn còn có mức tăng trưởng, tích lũy và doanh nghiệp cũng có thể chi trả được. Theo đó, mức tăng mức lương vùng 1 lên 4.180.000 đồng, vùng 2 lên 3.710.000đồng, vùng 3 lên 3.250.000 đồng, vùng 4 lên 2.950.000 đồng.

Lương tối thiểu năm 2020 phải tăng thêm 10% để đạt mức sống tối thiểu (ảnh minh họa)

Ông Doãn Mậu Diệp nói: “Phương án 5,3% vừa giúp được cải thiện đời sống của người lao động, ít nhất là bù được CPI khoảng 4% năm nay, đồng thời chia sẻ thành quả phát triển của doanh nghiệp. Mức 5,3% cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tích lũy, nâng cao năng lực, đào tạo lại lao động thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới”.

Sau khi "chốt" phương án mức tăng lương tối thiểu năm 2019, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,3% lương so với năm 2018 sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Hoàng Quang Phòng mong muốn, người lao động chia sẻ với doanh nghiệp bằng cách cải thiện tay nghề, nâng cao năng suất lao động, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển.

“Thông thường theo kinh nghiệm quốc tế, lương tối thiểu bằng 40 đến 60% mức lương trung bình. Dư địa còn lại để thương lượng tiếp để tăng năng suất lao động, tăng cho việc tuân thủ luật lao động, lao động mẫn cán…để tăng thu nhập thực tế cho người lao động. Nếu chúng ta cứ căn cơ theo lương tối thiểu này thì có khi lương tối thiểu cao nhưng thu nhập thực tế lại thấp, không đảm bảo được mức sống của người lao động. Chúng ta phấn đấu xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa về mặt tiền lương, tiền thưởng, việc làm, thì việc duy trì sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải được tính đến”.

Nhiều người lao động lo ngại, việc tăng lương tối thiểu vùng có thể làm giảm các khoản thu nhập khác do doanh nghiệp phải tính toán đảm bảo các điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) khẳng định, Hội đồng tiền lương đã có quy định, sau khi tăng lương, doanh nghiệp không được cắt giảm bất kỳ khoản thu nhập nào trước đó người lao động đã được hưởng như: tiền xăng xe, ăn trưa, tiền nhà ở, tiền hỗ trợ nuôi con…

Tổng Liên đoàn Lao động các cấp sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp sau khi áp dụng mức lương mới. Để đạt được mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động vào năm 2020 thì trong lần họp tăng lương năm sau, người lao động cần được tăng thêm 8-10% tiền lương so với năm nay.

 “Nếu chủ doanh nghiệp cứ tiếp tục trì hoãn ở mức 2% như trước đây họ đề xuất thì gánh nặng phải gánh năm 2020 sẽ rất nặng đến mức độ họ không thể thực hiện được. Như vậy phần còn lại của năm 2020 để đạt được Nghị quyết 27 của Trung ương, tôi nghĩ rằng còn nhiều khả năng tốt hơn trừ trường hợp chúng ta vấp phải khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới thì mới phải xem xét lại. Với tinh thần như hiện nay thì khả năng đạt được Nghị quyết 27 sẽ trong tầm tay”, ông Vũ Quang Thọ nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Có thể chốt mức tăng bao nhiêu?
Lương tối thiểu vùng năm 2019: Có thể chốt mức tăng bao nhiêu?

VOV.VN -Hôm nay (13/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 3, tiếp tục thương thảo và đi đến thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019.

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Có thể chốt mức tăng bao nhiêu?

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Có thể chốt mức tăng bao nhiêu?

VOV.VN -Hôm nay (13/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 3, tiếp tục thương thảo và đi đến thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019.

Tiền lương của người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết
Tiền lương của người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết

VOV.VN -Tháng 9/2018, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có vấn đề tiền lương.

Tiền lương của người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết

Tiền lương của người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết

VOV.VN -Tháng 9/2018, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có vấn đề tiền lương.

Nợ lương, nợ BHXH ở Quảng Ninh: Có đơn vị nợ đến hàng chục tỷ đồng
Nợ lương, nợ BHXH ở Quảng Ninh: Có đơn vị nợ đến hàng chục tỷ đồng

VOV.VN -Doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài đang là thực trạng nhức nhối ở nhiều nơi ở Quảng Ninh.

Nợ lương, nợ BHXH ở Quảng Ninh: Có đơn vị nợ đến hàng chục tỷ đồng

Nợ lương, nợ BHXH ở Quảng Ninh: Có đơn vị nợ đến hàng chục tỷ đồng

VOV.VN -Doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài đang là thực trạng nhức nhối ở nhiều nơi ở Quảng Ninh.

Tăng lương tối thiểu: Các bên tranh cãi gay gắt, chưa có tiếng nói chung
Tăng lương tối thiểu: Các bên tranh cãi gay gắt, chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Đại diện người lao động cho rằng cần thiết phải tăng lương cho người lao động thêm 8%, còn phía doanh nghiệp vẫn chưa nhượng bộ.

Tăng lương tối thiểu: Các bên tranh cãi gay gắt, chưa có tiếng nói chung

Tăng lương tối thiểu: Các bên tranh cãi gay gắt, chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Đại diện người lao động cho rằng cần thiết phải tăng lương cho người lao động thêm 8%, còn phía doanh nghiệp vẫn chưa nhượng bộ.

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%
Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

VOV.VN -Sau 3 phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tìm được tiếng nói chung giữa giới chủ doanh nghiệp và người lao động về mức tăng lương tối thiểu vùng.

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

Chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là 5,3%

VOV.VN -Sau 3 phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tìm được tiếng nói chung giữa giới chủ doanh nghiệp và người lao động về mức tăng lương tối thiểu vùng.