Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung "nóng" được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.

Sáng nay (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên bàn thảo về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.

Đại diện cho người lao động, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, trước phiên họp, tổ chức công đoàn tiến hành khảo sát ở 200 doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh cho thấy, trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập không đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, 17,3% số người tham gia khảo sát phải vay tiền chi tiêu.

Điều đáng nói, tiền thuê nhà bình quân trên 1,8 triệu/tháng, lương thực chỉ chiếm 34,5%, phi lương thực 68,5%. Trong khi đó, thời gian điều chỉnh tiền lương theo nghị định 38 là 1,5 năm. 

Theo ông Quảng, khi lấy ý kiến của người lao động, họ muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%.

Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhận thấy giai đoạn này cũng rất cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, song tiền lương cũng cần được điều chỉnh để bù đắp phần trượt giá, cải thiện đời sống. Do đó, phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu năm 2024 từ 5-6%.

Về phía doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp đang chồng chất khó khăn, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động. 

Ông Hoàng Quang Phòng đồng tình với quan điểm cần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, song "điều chỉnh ngay thời gian này là không thể".

Phó Chủ tịch Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, tăng lương tối thiểu vùng là mong muốn chính đáng của người lao động, nhưng vẫn cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về việc điều chỉnh mức lương khi doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. 

Cũng theo ông Hoàng Quang Phòng, tiền lương tối thiểu sẽ tác động đến rất nhiều chính sách của doanh nghiệp như quỹ công đoàn, BHXH... trong khi đó, hiện nay các doanh nghiệp khó khăn vẫn đang đề xuất giảm đóng các quỹ này. 

"Tăng lương lúc này chưa phù hợp. Hội đồng tiền lương quốc gia chắc chắn sẽ đưa ra kế hoạch điều chỉnh, sẽ tiến tới việc tăng lương nhưng không phải thời điểm này", ông Phòng nhấn mạnh.

Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng từ 1/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?
Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

VOV.VN - Ngày mai (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (NLĐ).

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

VOV.VN - Ngày mai (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (NLĐ).

Lương thấp, nhiều người lao động e ngại lập gia đình
Lương thấp, nhiều người lao động e ngại lập gia đình

VOV.VN - Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72,0% người lao động được khảo sát. Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp.

Lương thấp, nhiều người lao động e ngại lập gia đình

Lương thấp, nhiều người lao động e ngại lập gia đình

VOV.VN - Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72,0% người lao động được khảo sát. Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp.

Đề án vị trí việc làm còn “đẽo chân cho vừa giày”
Đề án vị trí việc làm còn “đẽo chân cho vừa giày”

VOV.VN - Không ít đơn vị trong khi xây dựng đề án mô tả vị trí việc làm có tâm lý muốn tăng thêm, hoặc giữ nguyên biên chế nên chưa mô tả hết thực chất tính chất công việc của từng vị trí việc làm.

Đề án vị trí việc làm còn “đẽo chân cho vừa giày”

Đề án vị trí việc làm còn “đẽo chân cho vừa giày”

VOV.VN - Không ít đơn vị trong khi xây dựng đề án mô tả vị trí việc làm có tâm lý muốn tăng thêm, hoặc giữ nguyên biên chế nên chưa mô tả hết thực chất tính chất công việc của từng vị trí việc làm.

Xây dựng vị trí việc làm: 10 năm vẫn mắc
Xây dựng vị trí việc làm: 10 năm vẫn mắc

VOV.VN - Xây dựng vị trí việc làm đã có một hành trình dài từ quy định đến thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, khó, phức tạp là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này.

Xây dựng vị trí việc làm: 10 năm vẫn mắc

Xây dựng vị trí việc làm: 10 năm vẫn mắc

VOV.VN - Xây dựng vị trí việc làm đã có một hành trình dài từ quy định đến thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, khó, phức tạp là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này.