Lý Sơn nỗ lực khôi phục sau bão

VOV.VN - Bão chồng bão gây thiệt hại nặng nề cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, di tích ở Lý Sơn hư hỏng nặng. Chính quyền địa phương và người dân đang tập trung khôi phục, chuẩn bị đón khách trở lại.

Đảo Bé, xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thu hút du khách với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ. Mấy năm gần đây, người dân đảo Bé đã biết làm du lịch với nhiều dịch vụ, mô hình homestay, bungalow… hấp dẫn đối với du khách. Thế nhưng, tất cả trở nên điêu đứng sau mấy cơn bão vừa qua. Hàng loạt hàng quán, cơ sở kinh doanh dịch vụ, homestay… bị gió bão quật đổ, hỏng nặng. Gần một tháng sau cơn bão số 9, đảo Bé vẫn còn ngổn ngang.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, chủ homestay Biển Ngọc lo lắng: “Gia đình tôi và nhiều bà con ở đây đều phải vay mượn để làm homestay kiếm sống nhưng nay bão làm như thế này thì bà con rất khó khăn về kinh tế. Bà con không biết sống thế nào”.

Tại đảo Lớn, sức tàn phá của bão và sóng biển phá hủy nhiều điểm tham quan, danh thắng, di tích, khu dịch vụ… Hàng quán tốc mái, móng, tường nhà bị sóng biển đánh sập. Ông Bùi Văn Chánh, thôn Tây, xã An Hải than thở, người dân đảo Lý Sơn vừa chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của bão. Nhiều người chỉ kịp lợp lại nhà cửa, còn cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch thì chưa thể hoạt động lại.

“Hồi giờ, gia đình tôi làm quán 4 - 5 năm nay nhưng không có bão lớn, bây giờ bão lớn vô gió hỏng hết. Bây giờ cứ để vậy, chừng nào có tiền thì sửa chữa, khắc phục lại chứ giờ không biết làm sao” - ông Chánh nói.

Tại huyện đảo Lý Sơn, sau mưa bão, nhiều cây xanh hàng chục năm tuổi bật gốc, dần chết khô. Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bão đã gây thiệt hại nặng nề đối với huyện đảo Lý Sơn, đặc biệt là ngành du lịch. Nhiều điểm du lịch, di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sóng lớn, nước mặn xâm thực làm các công trình hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Ngay sau bão, chính quyền địa phương đã chủ động giúp dân khắc phục hậu quả, lợp lại nhà cửa, ổn định cuộc sống… Tuy nhiên, để Lý Sơn lấy lại hình ảnh của một điểm đến hấp dẫn thì cần một thời gian nhất định để khôi phục lại các hoạt động trên đảo.

“Những gì khắc phục được, chúng tôi đã tập trung khắc phục. Những gì cần chờ thời gian thì cần phải chờ. Chẳng hạn như hệ thống cây xanh thì cần một thời gian để quá trình hồi phục. Chúng tôi rất cố gắng để làm sao ngay từ đầu năm, khách du lịch đến với Lý Sơn, trong bối cảnh khó khăn thì cùng chia sẻ” - ông Thành cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ thiếu nước vụ tỏi đông xuân ở huyện đảo Lý Sơn
Nguy cơ thiếu nước vụ tỏi đông xuân ở huyện đảo Lý Sơn

VOV.VN - Bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lo nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ tỏi đông xuân 2019 – 2020.

Nguy cơ thiếu nước vụ tỏi đông xuân ở huyện đảo Lý Sơn

Nguy cơ thiếu nước vụ tỏi đông xuân ở huyện đảo Lý Sơn

VOV.VN - Bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lo nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ tỏi đông xuân 2019 – 2020.

Bão số 9 gây gió giật cấp 10 ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Bão số 9 gây gió giật cấp 10 ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

VOV.VN - Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13.

Bão số 9 gây gió giật cấp 10 ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Bão số 9 gây gió giật cấp 10 ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

VOV.VN - Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13.

Cảnh báo xâm hại công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ​
Cảnh báo xâm hại công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ​

VOV.VN - Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đang bị xây dựng, xâm hại nghiêm trọng, chính quyền địa phương bất lực và loay hoay chưa có giải pháp.

Cảnh báo xâm hại công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ​

Cảnh báo xâm hại công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ​

VOV.VN - Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đang bị xây dựng, xâm hại nghiêm trọng, chính quyền địa phương bất lực và loay hoay chưa có giải pháp.