Mái ấm chùa Linh Ứng

VOV.VN -Hiện nay, chùa Linh Ứng nhận nuôi 15 người già cô đơn và cưu mang 13 trẻ em 

Từ thành phố Nam Định theo Quốc lộ 21 tới huyện Hải Hậu, đi thêm vài chục cây số nữa, trước mắt chúng tôi là biển Thịnh Long rập rờn sóng vỗ và hàng thông reo rì rào. Giữa không gian tràn ngập sóng và gió ấy, thấp thoáng tháp chuông chùa Linh Ứng - nơi cứu giúp biết bao mảnh đời bất hạnh.


Ni sư Thích Đàm Bích - trụ trì chùa Linh Ứng

Duyên hạnh ngộ

Đón chúng tôi là ni sư Thích Đàm Bích - trụ trì chùa Linh Ứng. Vừa rót nước, ni sư bảo: Nhà chùa vừa đi thăm bà Trần Thị Dung ở Đội 7, xã Hải Sơn. Bà Dung đã được nhà chùa nuôi dưỡng, chăm sóc 20 năm nay rồi, giờ sức khỏe của bà ngày càng yếu hơn nên ốm đau, bệnh tật liên miên. Nhưng giờ bà Dung đã lẫn vì bị tai biến lần thứ 3 rồi…

Nói đến đây, ni sư rơm rớm nước mắt: “Nhà chùa bảo một người anh em của bà Dung phải ở chùa để chăm sóc cho bà, nhưng không ai chịu ra, cuối cùng nhà chùa phải chuyển tiền về để nhờ em trai ruột chăm sóc cho bà. Nghĩ mà xót xa”.

Ni sư dẫn tôi dạo quanh một vòng chàu, mấy dãy nhà khang trang sạch sẽ được đánh số phòng. Các bác, các cô ríu rít chuyện trò, người quét dọn chùa, người vo gạo, người nhặt rau... Bà Vũ Thị Hương, 54 tuổi, người được nhà chùa cưu mang đã 6 năm nay, tươi cười nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị nấu cơm, mời cô nhà báo ở lại ăn cơm với thầy trò tôi!”.

Bà Hương bị tật bẩm sinh hai chân, phải ngồi xe lăn nhưng vẫn phụ giúp mọi người nhặt rau, cơm nước. Bà Hương kể: “Tôi ở thị trấn Cồn, cha mẹ mất sớm, nhà nghèo lắm. Mấy cậu con trai bán mất ngôi nhà hương hỏa nên tôi phải đi ở nhờ, nay đây mai đó, xương khớp bị đau quanh năm”.

Nói rồi, bà chỉ vào chiếc xe lăn bảo: “Nghe tin hoàn cảnh khó khăn cô quạnh của tôi, ni sư đã đón tôi ra nuôi. Ni sư xin cho tôi chiếc xe này để đi lại bớt đau đấy. Mặc dù tôi được trợ cấp 180 đồng/tháng từ năm 2009, nhưng ni sư  cho tôi giữ lại để dành, còn lo thuốc men cho tôi nữa. Ngoài ra, những lần giỗ bố mẹ, ni sư còn cho tôi tiền để đi xe ôm về quê và làm giỗ nữa”.

Nói rồi bà Hương sụt sùi: “Nếu không có ni sư Bích, tôi không thể có ngày hôm nay”.


Những người được cưu mang đang nhặt rau nấu cơm cho nhà chùa

Nơi cứu giúp bao mảnh đời bất hạnh

Hiện nay, chùa Linh Ứng nhận nuôi 15 người già cô đơn và cưu mang 13 trẻ em trong đó 10 cháu từ độ tuổi mẫu giáo đến lớp 11 và 3 cháu đang học đại học. Không kể còn có biết bao mảnh đời được ni sư Thích Đàm Bích nuôi đến tuổi trưởng thành, ra đời làm ăn và lấy vợ lấy chồng. Ni sư Bích còn xây nhà tình nghĩa và cưu mang những mảnh đời nghèo khó, cô đơn.

Ngoài ra những ngày lễ, Tết nhà chùa còn đi phát quà đến từng hộ gia đình nghèo, động viên kịp thời những cháu đỗ đại học, đỗ vào cấp 3 và đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi…

Chị Nguyễn Thị Hóa, 41 tuổi, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội kể: “Tôi có chồng bị bệnh tật, quanh năm chỉ biết trông vào mảnh ruộng nhỏ, lại bị bệnh sỏi mật, không có tiền đi viện. Dịp giáp Tết năm ngoái, nghe nói ở đây làm từ thiện nên tôi bế con gái 8 tuổi tìm đến. Không ngờ ni sư nhận ngay. Đầu năm nay tôi bị đau quá, ni sư đưa tôi lên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, xin mổ cấp cứu cho tôi”.

Nói rồi chị ôm con vào lòng bảo: “Cháu nhà tôi cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh của bố nhưng ni sư vẫn cho cháu đi lớp. Ni sư bảo cứ cho cháu đến trường để học lấy cái chữ, sau này đỡ khổ như bố mẹ”. Việc chính của chị ở chùa là quét dọn và trông 7 cháu nhỏ từ 2 - 10 tuổi, trong đó có cả con chị. Chị bảo: “Thấy các cháu đi học về vui cười chạy nhảy, không đau yếu là tôi vui lắm rồi cô ạ”. Rồi chị tiếp: “Mấy cháu nhỏ mà ốm đau là cả chùa lo lắm. Hôm trước, ni sư còn thuê xe đưa các cháu đi BV Nhi Trung ương đấy chị ạ”.

Ni sư Thích Đàm Bích cùng các phật tử sản xuất nước tinh khiết tại xưởng ngay trong chùa


Em Trần Thị Hường, quê ở thị trấn Thịnh Long được thầy Bích nuôi từ năm học lớp 9, giờ đang học năm cuối Khoa Công nghệ hóa môi trường, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì hồ hởi kể: “Nhà em có 4 chị em, nhà nghèo nên chỉ mình em được đi học. Nhưng đến năm học lớp 9, bố mẹ em bảo, nhà không có khả năng cho em đi học tiếp. Nghe vậy, em khóc suốt. May mắn được ni sư Bích đón về chùa cho ăn học. Ni sư không bắt em làm việc gì mà bảo em phải chuyên tâm vào học hành, ni sư còn nhờ giáo viên bồi dưỡng thêm cho em đỗ vào lớp chọn”.

Nói rồi Hường ngập ngừng: “Ni sư Bích như người mẹ thứ hai của em. Học đại học rất nhiều khoản phải chi tiêu, nhưng ni sư vẫn chu cấp cho em đều đặn. Em ước ao sau này tốt nghiệp ra trường, xin được việc làm gần chùa để có cơ hội dạy các em nhỏ, báo hiếu cho ni sư vì ni sư giờ nhiều bệnh lắm, thoái hóa đốt sống cổ, cột sống và gan nhiễm mỡ… đã thế lại chẳng chịu ăn, đến bữa cứ lo lắng cho hết em nhỏ đến cụ già. 4h giờ sáng, ni sư đã dậy tụng kinh rồi, 5h mới đánh thức mọi người dậy quét dọn, cơm nước cho bọn em ăn kịp đi học”.

Ni sư Thích Đàm Bích còn mở xưởng làm nước đóng chai, vừa tạo công ăn việc làm cho những vợ chồng ly tán, không nhà không cửa có công ăn việc làm, vừa lấy kinh phí làm từ thiện. Ni sư quan niệm: “Phục vụ chúng sinh cũng như cúng dường chư Phật”. Ngoài ra, nhà chùa còn trồng cây cảnh, vào dịp cuối năm, ni sư còn mở xưởng làm hương… Có đợt, ni sư còn mở lớp học Tiếng Anh miễn phí cho 150 cháu học sinh nghèo.

Chia tay ni sư Thích Đàm Bích, tạm biệt ngôi chùa với những tiếng ê a của trẻ nhỏ, để lại sau lưng mảnh đất thanh bình, tôi thấy lòng mình thanh thản và bình yên đến lạ. Bởi đằng sau tôi là một ngôi nhà luôn đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương…

“Ni sư Bích như người mẹ thứ hai của em. Em ước ao sau này tốt nghiệp ra trường, xin được việc làm gần chùa để có cơ hội dạy các em nhỏ học bài, báo hiếu cho ni sư vì giờ ni sư nhiều bệnh lắm”, em Trần Thị Hường tâm sự.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung tâm “Vì ngày mai” - Mái ấm của người khuyết tật
Trung tâm “Vì ngày mai” - Mái ấm của người khuyết tật

VOV.VN -Với các học viên, Trung tâm "Vì ngày mai" là nơi các em tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và tiếp thêm động lực vượt lên số phận.

Trung tâm “Vì ngày mai” - Mái ấm của người khuyết tật

Trung tâm “Vì ngày mai” - Mái ấm của người khuyết tật

VOV.VN -Với các học viên, Trung tâm "Vì ngày mai" là nơi các em tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và tiếp thêm động lực vượt lên số phận.

Mái ấm cho trẻ tự kỷ
Mái ấm cho trẻ tự kỷ

Trung tâm Giáo dục hòa nhập trẻ em được thành lập với mong muốn giúp các em tự kỷ có thể hòa nhập và trở lại với cuộc sống bình thường.

Mái ấm cho trẻ tự kỷ

Mái ấm cho trẻ tự kỷ

Trung tâm Giáo dục hòa nhập trẻ em được thành lập với mong muốn giúp các em tự kỷ có thể hòa nhập và trở lại với cuộc sống bình thường.

Mái ấm đại đoàn kết tặng hộ nghèo
Mái ấm đại đoàn kết tặng hộ nghèo

VOV.VN - Hàng chục ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà đại đoàn kết, vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi, ổn định cuộc sống. 

Mái ấm đại đoàn kết tặng hộ nghèo

Mái ấm đại đoàn kết tặng hộ nghèo

VOV.VN - Hàng chục ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà đại đoàn kết, vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi, ổn định cuộc sống. 

Năm 2010, xây dựng trên 7.000 mái ấm tình thương
Năm 2010, xây dựng trên 7.000 mái ấm tình thương

Đây là công sức và đóng góp của Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tỉnh, thành  

Năm 2010, xây dựng trên 7.000 mái ấm tình thương

Năm 2010, xây dựng trên 7.000 mái ấm tình thương

Đây là công sức và đóng góp của Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tỉnh, thành  

“Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”
“Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”

Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục và phát huy tinh thần xung kích của Đoàn viên thanh niên

“Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”

“Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”

Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục và phát huy tinh thần xung kích của Đoàn viên thanh niên

64 mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo
64 mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo

Năm 2010, tỉnh Kiên Giang đã xây được 64 căn nhà “Đại đoàn kết”, mỗi căn nhà trị giá trên 18 triệu.  

64 mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo

64 mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo

Năm 2010, tỉnh Kiên Giang đã xây được 64 căn nhà “Đại đoàn kết”, mỗi căn nhà trị giá trên 18 triệu.