Mất an toàn từ các công trình thủy lợi nhỏ ở Đắk Lắk

VOV.VN -Đắk Lắk có gần 780 công trình thủy lợi, với hơn 600 hồ chứa có tổng dung tích 650 triệu m3.

Tại Đắk Lắk hiện có 95 công trình thủy lợi hư hỏng xuống cấp, phần lớn ở vị trí xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao, nhưng chưa được khắc phục do thiếu kinh phí.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk hôm nay (22/8), ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi nêu rõ trách nhiệm an toàn hồ đập thuộc về UBND cấp tỉnh.

Đắk Lắk hiện có 95 công trình thủy lợi xuống cấp, không đảm bảo an toàn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, địa phương hiện có gần 780 công trình thủy lợi, với hơn 600 hồ chứa có tổng dung tích 650 triệu mét khối. Đây là địa phương đứng thứ 3 trong cả nước về số lượng công trình thủy lợi (sau Thanh Hóa và Nghệ An), nhưng toàn bộ các công trình ở đây chưa kiểm định an toàn.

Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh hiện có 95 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó 55 hồ xung yếu cần lưu ý trong mùa mưa lũ, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa. Hầu hết công trình này có quy mô nhỏ, do cấp huyện, cấp xã quản lý hoặc thuộc sở hữu của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, đi thực tế tại một số công trình, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi bày tỏ sự lo lắng trước sự xuống cấp của hàng chục công trình thủy lợi nhỏ, yêu cầu địa phương cần tăng cường công tác quản lý.

 “Trách nhiệm về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước là của UBND cấp tỉnh. Mặc dù chủ sở hữu là của Tổng công ty Cà phê, nhưng UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn đập. Hồ chứa loại lớn chúng tôi cảm thấy an tâm hơn, còn loại nhỏ, đặc biệt là ở Đắk Lắk là không yên tâm. Loại hồ nhỏ chủ yếu giao cho cấp huyện cấp xã, thứ hai là Tổng công ty Cà phê, thứ ba là giao cho cơ quan công an, quân đội.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đi kiểm tra công trình thủy lợi 
tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Chúng tôi rất lo lắng việc giao quản lý cho các đối tượng này, mà chúng tôi đánh giá cơ bản là không đáp ứng đủ năng lực theo quy định. Việc này cần phải tăng cường quản lý, là chỉ giao cho đơn vị nào có đủ năng lực; không đủ năng lực thì cương quyết không giao”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Núi Cốc, còn nhiều hồ đập ở Thái Nguyên nguy cơ mất an toàn
Sau Núi Cốc, còn nhiều hồ đập ở Thái Nguyên nguy cơ mất an toàn

VOV.VN - Nhiều hồ chứa xuống cấp, bị xói mòn cả trên mặt và thân đập, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ…

Sau Núi Cốc, còn nhiều hồ đập ở Thái Nguyên nguy cơ mất an toàn

Sau Núi Cốc, còn nhiều hồ đập ở Thái Nguyên nguy cơ mất an toàn

VOV.VN - Nhiều hồ chứa xuống cấp, bị xói mòn cả trên mặt và thân đập, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ…

Hàng nghìn hồ chứa nhỏ ở Bắc Bộ nguy cơ mất an toàn cao
Hàng nghìn hồ chứa nhỏ ở Bắc Bộ nguy cơ mất an toàn cao

VOV.VN -Sau các trận mưa, lũ liên tiếp từ đầu tháng 6 đến nay, khu vực Bắc bộ có gần 1 nghìn 800 hồ để tràn tự do, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Hàng nghìn hồ chứa nhỏ ở Bắc Bộ nguy cơ mất an toàn cao

Hàng nghìn hồ chứa nhỏ ở Bắc Bộ nguy cơ mất an toàn cao

VOV.VN -Sau các trận mưa, lũ liên tiếp từ đầu tháng 6 đến nay, khu vực Bắc bộ có gần 1 nghìn 800 hồ để tràn tự do, nguy cơ mất an toàn rất cao.