Mô hình hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ: Vừa đi, vừa dò đường

VOV.VN - Sau khi bước qua giai đoạn can thiệp và hòa nhập, trẻ tự kỷ cũng cần có môi trường để làm việc. Thế nhưng, sản phẩm do sức lao động của các bạn bị hội chứng tự kỷ làm ra vẫn chưa được đón nhận.

Vừa đi, vừa dò đường

Năm 2007, con thứ hai của chị Nguyễn Thị Lệ Thủy chào đời và được chẩn đoán bị tự kỷ và câm điếc bẩm sinh. Kể từ đó, chị Thủy từ bỏ nghề dạy học, chuyển hướng sang bộ môn giáo dục đặc biệt. Và chính đứa con đã khơi nguồn cho chị mở quán ăn mang tên Quán Ong Mật – quán ăn do các bạn bị hội chứng tự kỷ đứng bếp.

Trước khi quán ăn ra đời (năm 2018), chị Thủy và khoảng 10 cha mẹ có con bị rối loạn phổ tự kỷ đã thành lập Trung tâm trợ giúp gia đình và trẻ khuyết tật (2010). Trung tâm thường xuyên triển khai các dự án dành cho các gia đình có con em bị tự kỷ, hỗ trợ tập huấn miễn phí, tư vấn đồng cảnh miễn phí khắp Việt Nam.

Gần 10 năm hoạt động, những người sáng lập trung tâm nhận thấy rằng các con đã bắt đầu trưởng thành, không thể can thiệp bằng giáo dục đặc biệt được nữa. Nghĩ tới đó, cùng niềm đam mê nấu nướng, chị đã quyết định mở quán ăn này.

Các bạn trẻ tới quán không quan trọng độ tuổi, mà đòi hòi khả năng tự phục vụ bản thân. Hiện tại, quán có 12 bạn. Các bạn ở đây sẽ được tham gia làm các món ăn cùng giáo viên. Được trải nghiệm tất cả mọi công việc từ quét nhà, rửa bát, làm rau củ, tới nấu ăn, bưng bê đồ cho khách. Mỗi người một việc, mỗi ngày một món ăn mới, nên hầu hết bạn nào cũng hào hứng.

Chỉ cần giáo viên yêu cầu một món ăn nào đó. Các bạn sẽ phân chia người đi chợ, người phụ thầy nhặt rau, người hỗ trợ cô nấu nướng. Sau khi nấu xong, đóng gói đơn hàng cẩn thận bằng hộp giấy bảo vệ môi trường. Nếu có khách ăn tại chỗ, sẽ có bạn thực hiện nhiệm vụ bưng bê. Nét đặc trưng của các bạn tự kỷ là khá kỹ tính, cầu kỳ và sạch sẽ. Vì thế sau khi nấu xong bữa trưa, mỗi người một tay lao vào dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, gọn gàng.

Trưa, các bạn nghỉ ngơi, tới chiều học văn hóa, hay tham gia học yoga, học máy tính, cách tính tiền đi chợ, bổ túc Toán, tiếng Việt… Thỉnh thoảng thầy, cô tổ chức để các bạn đi chơi, đi ăn, xem phim, đến các cơ sở khác học tập kinh nghiệm, giao lưu với các bạn.

Sau 3 năm hoạt động, chị Thủy vui vì đã mở ra một môi trường giúp các con được vui vẻ, được chia sẻ công việc với mọi người. Tuy nhiên chị cũng cảm thấy tiếc bởi “quán mở ra không có doanh thu. Các mối đặt hàng không nhiều. Đơn hàng chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng người tự kỷ giúp đỡ lẫn nhau và trên trang facebook của cha mẹ các bạn ở đây. Ước mơ trả lương cho các con vẫn chưa thực hiện được. Vì thế mỗi bước đi cực kỳ khó khăn, vừa đi, vừa dò đường”.

Bên cạnh đó, chị Thủy cũng rất mong muốn “Xã hội có cái nhìn tích cực hơn về trẻ tự kỷ. Có thể ăn cơm của các bạn nấu một cách vui vẻ và đồng thuận. Dành lời khen cũng giúp trẻ tự kỷ cảm thấy hạnh phúc và được quan tâm”.

Hướng nghiệp cho các bạn tự kỷ là vấn đề tất yếu

17 năm làm cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 4 năm là giảng viên đại học, tiếp xúc với các bạn tự kỷ từ khi trẻ mới 18-19 tháng, TS. Đào Thu Thủy cùng các cộng sự của mình thành lập nên Trung tâm hướng nghiệp S.e.e.d Center (2019).

Hiện tại, ở đây có tất cả 50 bạn gồm thanh thiếu niên phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ, từ 12 tuổi trở lên. Hoạt động chủ yếu chia làm 2 mảng, tiền hướng nghiệp và hướng nghiệp nghề.

Lớp tiền hướng nghiệp chủ yếu đào tạo các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội và giao tiếp, vận động thô, vận động tinh. Một mặt để các bạn có ý thức vận động, giảm các hành vi gây hại với chính mình và mọi người xung quanh. Một mặt để phục vụ cho nhu cầu đào tạo nghề.

Với lớp hướng nghiệp nghề, các bạn vào đây sẽ được tham gia một số lớp, như làm hoa nghệ thuật, bao bì đóng gói sản phẩm, bưu thiếp, các túi đựng đồ, làm các vật trang trí từ vải, làm bánh.

Hiện tại sản phẩm của các bạn làm ra chủ yếu được bán thông qua trang facebook của trung tâm, của phụ huynh và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Nguồn thu từ bán hàng sẽ được trích ra 20% làm quỹ học bổng để trao lại cho các bạn đã tham gia nhiều các hoạt động, phần còn lại sẽ được dùng để mua nguyên vật liệu.

TS. Đào Thu Thủy chia sẻ: “Hiện nay, mô hình hướng nghiệp dành cho trẻ tự kỷ quá thiếu. Các trung tâm tập trung vào mảng can thiệp sớm và hòa nhập. Tuy nhiên đứa trẻ nào rồi cũng phải lớn lên. Vậy lớn lên chúng sẽ làm gì? Nếu không có môi trường hướng nghiệp, trẻ tự kỷ chỉ biết ở nhà làm bạn với tivi, Ipad, bố mẹ thì bận rộn với cuộc sống mưu sinh, gần như các bạn sẽ chẳng có cơ hội tương tác, giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế, xây dựng môi trường hướng nghiệp cho đối tượng tự kỷ là vấn đề tất yếu. Các bạn tới trung tâm không muốn bị từ chối, rất muốn ở cùng với mọi người, được học tập và làm việc”.

Là một học viên mắc chứng tự kỷ chức năng cao, khi tới trung tâm bạn Đặng Mai Lam (2001) bị rối loạn hành vi khá nặng. Tuy nhiên qua thời gian học tập, các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện. Với vốn ngôn ngữ ít ỏi của mình, Lam nói từng câu đứt đoạn: “Em được học chủ yếu về phụ kiện handmade như hoa cúc ruy băng, hoa hồng ruy băng. Em được làm rau, nấu cơm, làm pizza. Em không thích nghỉ học. Lúc nào đi học cũng rất vui, khi nghỉ dịch Covid-19 không được đi học rất là buồn”.

Chia sẻ về dự định sắp tới, TS. Đào Thu Thủy cho biết: “Nếu hướng tới sự hoàn thiện lâu dài, tôi chỉ mong muốn khi các bạn học nghề xong sẽ trở thành nhân viên ở đây, được hưởng các chế độ như một người lao động bình thường. Sắp tới, trung tâm sẽ kết nối các doanh nghiệp để tạo việc làm”.

Cũng vì tính đặc thù của rối loạn phổ tự kỷ mà xã hội chưa chấp nhận nguồn lao động này. Phải thực sự hiểu về tự kỷ và các đặc điểm tâm lý của người tự kỷ thì mới có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ đặc thù. Vì thế mỗi trung tâm hướng nghiệp dành riêng cho đối tượng này đều hướng tới sự hoàn thiện từ chính các bạn ấy trước, đồng thời tạo ra môi trường để giúp các bạn phát huy khả năng của mình. Nếu các mô hình này nhận được sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng, của doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thì đó là nguồn cổ vũ giúp các bạn tự tin hòa nhập hơn với cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ qua võng mạc
Phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ qua võng mạc

VOV.VN - Một nhóm nhà khoa học tại Hong Kong (Trung Quốc) đang phát triển phương pháp sử dụng máy ảnh độ phân giải cao và công nghệ trí tuệ nhân tạo để hân tích võng mạc, phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ.

Phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ qua võng mạc

Phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ qua võng mạc

VOV.VN - Một nhóm nhà khoa học tại Hong Kong (Trung Quốc) đang phát triển phương pháp sử dụng máy ảnh độ phân giải cao và công nghệ trí tuệ nhân tạo để hân tích võng mạc, phát hiện sớm nguy cơ trẻ tự kỷ.

Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải
Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải

VOV.VN - Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hiện tại, tự kỷ chưa được công nhận là một dạng tật riêng nên các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện.

Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải

Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải

VOV.VN - Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hiện tại, tự kỷ chưa được công nhận là một dạng tật riêng nên các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện.

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn “tự mua dây buộc mình”?
Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn “tự mua dây buộc mình”?

VOV.VN - Theo chương trình phổ cập giáo dục mới, tất cả các trẻ đến tuổi đều được đi học. Tuy nhiên, với những trẻ mắc hội chứng tự kỷ, để xin được đi học lại là điều vô cùng nan giải.

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn “tự mua dây buộc mình”?

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn “tự mua dây buộc mình”?

VOV.VN - Theo chương trình phổ cập giáo dục mới, tất cả các trẻ đến tuổi đều được đi học. Tuy nhiên, với những trẻ mắc hội chứng tự kỷ, để xin được đi học lại là điều vô cùng nan giải.

Dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập, giáo viên phải “nắm chặt tay” phụ huynh
Dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập, giáo viên phải “nắm chặt tay” phụ huynh

VOV.VN - Thành phố Hà Nội chưa có trường dành riêng cho trẻ tự kỷ. Hiện những trẻ tự kỷ vẫn đang tham gia học hòa nhập cùng với các học sinh khác trong các trường công lập và khối tư thục, dân lập...

Dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập, giáo viên phải “nắm chặt tay” phụ huynh

Dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập, giáo viên phải “nắm chặt tay” phụ huynh

VOV.VN - Thành phố Hà Nội chưa có trường dành riêng cho trẻ tự kỷ. Hiện những trẻ tự kỷ vẫn đang tham gia học hòa nhập cùng với các học sinh khác trong các trường công lập và khối tư thục, dân lập...

Chật vật tìm trường cho trẻ tự kỷ học hòa nhập
Chật vật tìm trường cho trẻ tự kỷ học hòa nhập

VOV.VN - Trẻ tự kỷ khi bước qua môi trường can thiệp, được chứng nhận có khả năng theo học hòa nhập thì cũng là lúc bố mẹ lao đao tìm trường cho con…

Chật vật tìm trường cho trẻ tự kỷ học hòa nhập

Chật vật tìm trường cho trẻ tự kỷ học hòa nhập

VOV.VN - Trẻ tự kỷ khi bước qua môi trường can thiệp, được chứng nhận có khả năng theo học hòa nhập thì cũng là lúc bố mẹ lao đao tìm trường cho con…

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới xanh lơ” dành cho trẻ tự kỷ
Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới xanh lơ” dành cho trẻ tự kỷ

VOV.VN -Cuộc thi vẽ tranh "Thế giới xanh lơ" được phát động, nhằm tạo ra sân chơi cho trẻ tự kỷ thể hiện thế giới của riêng mình.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới xanh lơ” dành cho trẻ tự kỷ

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới xanh lơ” dành cho trẻ tự kỷ

VOV.VN -Cuộc thi vẽ tranh "Thế giới xanh lơ" được phát động, nhằm tạo ra sân chơi cho trẻ tự kỷ thể hiện thế giới của riêng mình.

100.000 chữ A ủng hộ trẻ tự kỷ trên Facebook có ý nghĩa gì?
100.000 chữ A ủng hộ trẻ tự kỷ trên Facebook có ý nghĩa gì?

VOV.VN - Người dùng mạng xã hội Facebook đang chia sẻ rất nhiều thông tin 100.000 chữ A ủng hộ cho chứng tự kỷ. Thực hư việc này như thế nào?

100.000 chữ A ủng hộ trẻ tự kỷ trên Facebook có ý nghĩa gì?

100.000 chữ A ủng hộ trẻ tự kỷ trên Facebook có ý nghĩa gì?

VOV.VN - Người dùng mạng xã hội Facebook đang chia sẻ rất nhiều thông tin 100.000 chữ A ủng hộ cho chứng tự kỷ. Thực hư việc này như thế nào?