Một năm đầy tình người giữa biến động đại dịch Covid-19

VOV.VN - Năm 2021, tại Cần Thơ là năm có nhiều khó khăn, thử thách khi đại dịch Covid-19 hoành hành, bên cạnh lực lượng tuyến đầu chống dịch, các ngành, các cấp cùng mọi tầng lớp nhân dân luôn nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, sớm đưa Cần Thơ trở về trạng thái “bình thường mới”.

Cũng như các tỉnh thành khác, tại Cần Thơ, năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thử thách khi đại dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp ảnh hưởng mọi mặt đời sống. Bên cạnh lực lượng tuyến đầu ngày đêm giành giật sự sống cho người dân thì các cấp, các ngành cùng mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, phát huy sức mạnh đoàn kết vượt qua khó khăn, sớm đưa Cần Thơ trở về trạng thái “bình thường mới”.

Bác sĩ CKII Phan Thị Phụng, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết: “Tôi đã làm việc trong ngành y tế suốt 31 năm, được về hưu cũng muốn trở về để nghỉ ngơi và chăm sóc cho gia đình. Nhưng đại dịch đến quá khắc nghiệt, tôi thấy chưa phải là giai đoạn mình nghỉ ngơi. Do đó, tôi quyết định ở lại để cùng nhau điều trị cho những bệnh nhân nặng”.

Anh Nguyễn Ngọc Hậu, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) phường An Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ cho biết, mặc bộ đồ bảo hộ tuy rất là nóng, nhưng nhiệm vụ của mình là phải giúp đỡ mọi người nên mình phải vượt qua khó khăn để có trách nhiệm với cộng đồng.

Những lời tâm tình của Bác sĩ CKII Phan Thị Phụng, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ và anh Nguyễn Ngọc Hậu, Ban CHQS phường An Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ – Lực lượng trực tiếp xông pha trên tuyến đầu trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19 đã để lại trong chúng ta nhiều xúc động. Bởi với trách nhiệm thiêng liêng của những người tuyến đầu - các cá nhân đã gác lại chuyện riêng để lao vào “trận chiến” với nhiệm vụ cứu người.

Năm 2021 với nhiệm vụ đi đầu là phòng chống dịch bệnh Covid-19, không chỉ nhiều bác sĩ về hưu tình nguyện ở lại cứu chữa bệnh nhân, mà Cần Thơ còn ghi dấu xe lăn bánh của những chuyến xe yêu thương chở theo hàng trăm tấn rau củ, thực phẩm đi vào vùng có dịch; là những bếp cơm thiện nguyện đêm ngày đỏ lửa cung cấp hàng trăm ngàn suất ăn miễn phí cho người dân, bệnh nhân F0; là khi phụ nữ Tây Đô với tinh thần ai có gì góp thứ nấy, gom rau, trứng, gạo, trái cây… gửi cho phụ nữ và trẻ em tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh; là hàng ngàn cán bộ y tế, sinh viên ngành Y với đủ mọi độ tuổi đăng ký tham gia cùng TP.HCM và các tỉnh miền Tây chống dịch sau nửa ngày kêu gọi…

Từ tháng 5/2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, ở tất cả các điểm nóng, bất kể ngày hay đêm, đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng tại Cần Thơ luôn trong tư thế sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid. Ở các bệnh viện điều trị tầng 2 – tầng 3, Bệnh viện dã chiến, Trạm Y tế lưu động… tất cả mọi việc chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 đều không thể có người nhà nên các y bác sĩ và điều dưỡng phải thay nhau làm từ đưa cơm, nhắc uống thuốc, đo thân nhiệt, giúp đỡ khi bệnh nhân khó khăn đi lại... Họ “hiển nhiên” đã trở thành những “người thân” duy nhất của bệnh nhân trong lúc chiến đấu với bệnh tật, ngày đêm không rời. 

Thạc sĩ Lê Thị Cẩm Hồng, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ chia sẻ: “Bản thân đã đứng vào hàng ngũ bác sĩ thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ của mình. Còn đứng vai trò là một công dân thì ai cũng muốn xã hội trở về bình thường để người dân an vui, hạnh phúc. Bản thân mình làm nhiệm vụ thì mình phải cố gắng nỗ lực gấp trăm lần người bình thường. Đến khi dịch bệnh được kiểm soát thì chúng tôi cảm thấy rất là vui mừng và tự hào”.

Lực lượng hỗ trợ tại các cơ sở cách ly, điều trị F0, F1 thời gian qua cũng âm thầm hoàn thành sứ mệnh. Khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, mặc mồ hôi tuôn, họ chẳng ngại gian khổ, chẳng màng đến cả tính mạng, chỉ mong mọi người sớm trở về với gia đình, xã hội.

Không chỉ bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới nhận được sự giúp đỡ từ các cấp, các ngành, mà người nghèo, người lao động chịu thiệt hại nhiều nhất do Covid-19 khi dịch bùng phát cũng được giúp đỡ kịp thời. Giữa tâm dịch, từng cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên thành phố đã rất chủ động để đề xuất ra các giải pháp, triển khai mô hình hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị góp phần phòng chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, nổi bật như các mô hình: Hành trình Kết nối yêu thương, Chuyến xe yêu thương, Bếp ấm, Chợ Online, Siêu thị 0 đồng… trao hàng trăm ngàn phần quà đến nơi cần.

Chị Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành đoàn Cần Thơ chia sẻ: “Năm 2021 dù ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, nhưng tuổi trẻ thành phố cùng các cấp, các ngành đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau qua các hoạt động đầy nghĩa tình. Thời gian tới, nếu dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, năm 2022, Thành đoàn Cần Thơ sẽ tiếp tục huy động lực lượng để triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch của lãnh đạo thành phố giao, phát huy hơn nữa tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người con đất Tây Đô”.

Bên cạnh sự vào cuộc của tuổi trẻ, người dân đủ mọi tầng lớp cũng chung tay dìu người khó khăn qua đại dịch. Hình ảnh phát cơm từ thiện 0 đồng, máy ATM gạo, chủ nhà trọ giảm tiền thuê, hoạt động giúp đỡ những người bán vé số dạo bị thất nghiệp… xuất hiện ngày càng nhiều. Không những vậy, trên chặng đường người lao động từ các tỉnh thành Đông Nam bộ, Bình Dương trở về miền Tây, nhiều nhóm từ thiện đã góp sức dành tặng tiền mặt, thức ăn để giúp họ ấm lòng hơn.

Đồng thời, những bữa cơm, thức uống, thông điệp tri ân được gửi đến các bác sỹ, y tá, đội tình nguyện để bày tỏ sự biết ơn và cổ vũ “những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch” được lan tỏa toàn thành phố. Nổi trội là hoạt động của người dân Cồn Sơn, ở quận Bình Thủy, gói hơn 11.000 cái bánh ú, bắt cá, hái rau tặng bệnh nhân, lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung, bệnh viện nhân dịp Tết đoan ngọ. Gần đây nhất, ngày 18/12, người xứ Cồn lại tổ chức gói và nấu 200 đòn bánh tét tặng các y, bác sĩ đang làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. 

Nghệ nhân Lê Thị Bé Bảy, ở làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn bày tỏ, yếu tố nghĩa tình bây giờ đã trở nên thường trực trong nhận thức, hành động của nhiều người dân trong cồn nói riêng và cả thành phố nói chung.

“Là một năm đầy nhân văn từ tình người cho đến những ứng xử với nhau. Tôi thấy những em thanh niên xa quê ở lại chống dịch, tham gia tuyến đầu; những chị bán vé số không bán nữa thì mau đi hái rau cho những người cách ly bên khu chợ; ngay cả khi nghe người thân của người kia bị F0 cũng có chút lo lắng… cái đó là tình người và người”, Nghệ nhân Lê Thị Bé Bảy chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Trung Nhân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ, đến nay, thành phố đã tiếp nhận, đăng ký ủng hộ tiền mặt hơn 38 tỷ đồng; trang thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa hơn 163 tỷ đồng. Ngoài ra Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động, tiếp nhận nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật tư y tế trị giá hơn 100 tỷ đồng. Sự tiếp sức này là minh chứng rõ nét nhất tình thương giữa người và người trong đại dịch Covid-19.

“Từ nguồn lực đóng góp một mặt thành phố vừa phòng chống dịch mặt khắc cũng có điều kiện để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch để trở lại cuộc sống bình thường, có cuộc sống tốt hơn; và giúp cho thành phố chúng ta ngày càng phát triển”, ông Nguyễn Trung Nhân cho hay.

Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19 đã giúp mỗi người dân Cần Thơ vững tin hơn để vượt qua khó khăn. Mỗi hành động tương trợ nhau dù lớn hay nhỏ đều thắp lên niềm tin yêu, hy vọng. Những khó khăn rồi sẽ qua đi, nhưng những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa nhất của đời sống sẽ ở lại, bền lâu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng khó khăn do đại dịch COVID-19
Gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng khó khăn do đại dịch COVID-19

VOV.VN - Đến thời điểm này đã có gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng khó khăn do đại dịch COVID-19

Gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng khó khăn do đại dịch COVID-19

VOV.VN - Đến thời điểm này đã có gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Người lao động tự do “có bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19?
Người lao động tự do “có bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19?

VOV.VN - Sáng 11/11, Quốc hội tiếp tục ngày chất vấn thứ 2, tiếp tục nhận câu hỏi từ các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung về vấn đề hỗ trợ người lao động tự do, khi có những phản ánh họ không nhận được hỗ trợ trước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Người lao động tự do “có bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19?

Người lao động tự do “có bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19?

VOV.VN - Sáng 11/11, Quốc hội tiếp tục ngày chất vấn thứ 2, tiếp tục nhận câu hỏi từ các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung về vấn đề hỗ trợ người lao động tự do, khi có những phản ánh họ không nhận được hỗ trợ trước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Bình Dương tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19
Bình Dương tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19

VOV.VN - Sáng 18/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương đã thông qua kế hoạch tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Bình Dương tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19

Bình Dương tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19

VOV.VN - Sáng 18/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương đã thông qua kế hoạch tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

23.476 đồng bào và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19
23.476 đồng bào và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 được tổ chức lúc 20h tối nay (19/11) tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước là một trong những hoạt động nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái đúng với đạo lý của người Việt.

23.476 đồng bào và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19

23.476 đồng bào và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 được tổ chức lúc 20h tối nay (19/11) tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước là một trong những hoạt động nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái đúng với đạo lý của người Việt.

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì đại dịch Covid-19
Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì đại dịch Covid-19

VOV.VN - Buổi Lễ nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch bệnh Covid-19; thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tỉnh, TP trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân.

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì đại dịch Covid-19

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì đại dịch Covid-19

VOV.VN - Buổi Lễ nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch bệnh Covid-19; thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tỉnh, TP trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân.