Quốc hội sẽ giám sát tối cao về chống lãng phí và công tác quy hoạch

VOV.VN - Chiều nay (27/7), tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua các Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.

Với 476/477 đại biểu tán thành (chiếm 95,39% tổng số đại biểu), Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” do ông Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát tập trung đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Trong khi đó, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” do ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn được thành lập với 461/476 đại biểu tán thành (chiếm 92,38% tổng số đại biểu Quốc hội)

Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu thực thi hành trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Trước đó, ngày 25/7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Theo đó tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật;

Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành”.

Còn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật;

Quốc hội cũng xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.

Ngoài việc tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

 “Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết về nội dung giám sát theo yêu cầu; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các kiến nghị và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội” – Nghị quyết nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói hỗ trợ Covid-19, bổ nhiệm cán bộ
Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói hỗ trợ Covid-19, bổ nhiệm cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục tái đi tái lại đến năm 2022. Vì vậy, ngoài vấn đề vaccine, vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng, cần giám sát gói hỗ trợ 62.000 tỷ và 26.000 tỷ đồng của năm nay.

Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói hỗ trợ Covid-19, bổ nhiệm cán bộ

Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói hỗ trợ Covid-19, bổ nhiệm cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục tái đi tái lại đến năm 2022. Vì vậy, ngoài vấn đề vaccine, vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng, cần giám sát gói hỗ trợ 62.000 tỷ và 26.000 tỷ đồng của năm nay.

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới
Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác.

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác.