Một số nơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu thiếu cả nước sinh hoạt và sản xuất

VOV.VN - Thời gian gần đây, sông, hồ nhiều nơi ở Bà Rịa - Vũng Tàu khô cạn, trong khi nhu cầu sử dụng nước tăng. Tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số khu vực xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang tái diễn sau 4 năm kể từ mùa hạn năm 2020 và có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất trên địa bàn. 

Tình trạng thiếu nước cục bộ

Ông Nguyễn Văn Phúc, ở ấp Bình Trung, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cho biết, mấy năm gần đây người dân địa phương không còn phải mang can, bình đi xin nước vì có nước máy về tận nhà. Tuy nhiên vào mùa nắng nóng thì vẫn thiếu nước sinh hoạt.

 Nhà ông Phúc cách trạm bơm nước của Xí nghiệp cấp nước Xuyên Mộc gần 2 km nên vào cao điểm (7 giờ sáng và 19 giờ mỗi ngày) nước chảy rất yếu và thỉnh thoảng xí nghiệp cũng tạm ngừng cấp nước sinh hoạt trong vài giờ:

"Trong năm 2024 chỉ có lần cắt nước 1 – 2 tiếng, việc này chỉ xảy ra trong mùa khô hạn. Tuy nhiên, khu vực này nhà nào cũng phải có một bồn chứa nước để sinh hoạt vì xa nhà máy. Mỗi khi cắt nước thì phía nhà máy nước vẫn có thông báo, như vừa qua cũng có khuyến cáo bà con hạn chế sử dụng nước vì đường nước không đủ trong mấy tháng khô hạn", ông Phúc cho biết.

Ông Trần Văn Dững, Phó chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, trước tình hình nắng nóng kéo dài, mực nước tại các hồ cạn kiệt… dẫn đến thiếu nước sinh hoạt cục bộ tại xã Bình Châu. Huyện đã vận động bà con sử dụng nước tiết kiệm, chuẩn bị các bể chứa để trữ nước sử dụng vào các giờ cao điểm. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cân nhắc giảm sử dụng nguồn nước khi cần thiết.

 Còn với sản xuất nông nghiệp, trước mắt huyện khuyến cáo các hộ trồng lúa không nên xuống giống vụ Hè Thu sớm: "Đối với sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo cho bà con sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân xong thì không nên sản xuất vụ Hè Thu sớm, yêu cầu nông dân ngưng sản xuất vì không đủ nước. Huyện đã thông báo rộng rải cho bà con, chờ vụ Hè Thu chính vụ thời điểm này mùa mưa bắt đầu thì mới sản xuất".

Cũng theo UBND huyện Xuyên Mộc, để đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, về lâu dài tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần xem xét thực hiện nạo vét hồ chứa nước Xuyên Mộc, bởi công trình này hiện chỉ đạt 60% dung tích thiết kế (tương đương 2,7 triệu m3).

Hết nước thô, nhà máy ngừng sản xuất 

Đại diện Công ty cổ phấn cấp nước Bà Rịa- Vũng Tàu (BWACO) cho biết, trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có 2 nhà máy nước là Bình Châu và Phước Bửu, phục vụ khoảng 7.500m3/ngày đêm nước sinh hoạt cho người dân địa phương xã Bình Châu, 2 thôn thuộc thị trấn Phước Bửu và một phần xã Phước Tân.

Tuy nhiên, từ ngày 3/3/2024 do không có nguồn nước thô nên nhà máy nước Bình Châu (2.500m3/ngày đêm) đã ngưng sản xuất nước. Để kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Bình Châu, BWACO đã tăng sản lượng sản xuất tại nhà máy nước Phước Bửu, hỗ trợ khoảng 3.500m3 nước/ngày đêm cho xã Bình Châu. 

Bà Lương Minh Thuỷ, Phó giám đốc Xí nghiệp nước Xuyên Mộc cho biết, năm 2024 số hộ sử dụng nước máy là hơn 6.200 hộ, tăng hơn 950 hộ so với năm 2020. Nhu cầu sử dụng nước máy trong dân đang tăng từng ngày, đặc biệt trong những tháng đỉnh điểm của mùa khô. Do đó, nếu nguồn nước thô tại hồ Xuyên Mộc không đáp ứng đủ nhu cầu, khả năng cung cấp nước sẽ bị ảnh hưởng.  

Bà Thuỷ dự báo, tình trạng cúp nước gián đoạn để dự trễ nước là không thể tránh khỏi trong thời gian tới: "Hiện nhà máy nước Bình Châu đã ngưng sản xuất vì không có nước nguồn (nước thô) về, do vậy chúng tôi phải điều phối nước từ Phước Bửu về Bình Châu. Hiện trong những giờ cao điểm nước sẽ yếu như: sáng từ 6-8 giờ, trưa từ 10 - 13 giờ còn tối từ 16 giờ đến 21 giờ thì chắc chắn áp lực toàn mạng sẽ yếu đi, tuy nhiên vẫn đỡ hơn mùa hạn năm 2020 không có nước luôn".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ kế hoạch điều tiết nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, ứng phó hiện tượng El Nino năm 2024, Sở đã tính toán nhu cầu dùng nước và cân bằng nước. 

Theo đó, đến ngày 30/6/2024, dự kiến tổng khối lượng cần cho sinh hoạt và nông nghiệp là gần 105 triệu m3, trong khi đó lượng nước tại các hồ chứa là 134 triệu m3, đảm bảo lượng nước cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt.

Ông Đỗ Xuân Thảo, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, để bảo đảm nước trong mùa khô 2024 thì những công trình thuỷ lợi được bổ sung từ hồ chứa nước Sông Ray sẽ được tiếp nước khi cần thiết.

"Tính đến ngày 30/6/2024 các hồ chứa vẫn còn dư nước, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Đối với các hồ chứa như: Suối Giàu, Đá Bàng, Đá Đen… thì vẫn được tiếp nước từ công trình Sông Ray. Nhìn chung các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đảm bảo cấp nước sinh hoạt và tưới nông nghiệp trong mùa khô năm 2024", ông Thảo nói.

Năm 2020, đã xảy ra tình trạng người dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc mang xô, can… lấy nước từ các xe bồn. Để không xảy ra cảnh tượng này trong mùa khô 2024, bên cạnh việc vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần có giải pháp nâng cấp các nhà máy sản xuất nước, tiến hành nạo vét các hồ chứa nước trên địa bàn… để mọi người có đủ nước dùng vào những tháng cao điểm nắng nóng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vườn cây đặc sản vẫn có trái thu hoạch, giá cao trong mùa khô hạn
Vườn cây đặc sản vẫn có trái thu hoạch, giá cao trong mùa khô hạn

VOV.VN - Hiện nay, vào mùa khô hạn nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang sốt giá, nhà vườn rất phấn khời.

Vườn cây đặc sản vẫn có trái thu hoạch, giá cao trong mùa khô hạn

Vườn cây đặc sản vẫn có trái thu hoạch, giá cao trong mùa khô hạn

VOV.VN - Hiện nay, vào mùa khô hạn nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang sốt giá, nhà vườn rất phấn khời.

Quy hoạch yếu, đầu tư thiếu, tư duy lỗi thời, khô hạn không hồi kết
Quy hoạch yếu, đầu tư thiếu, tư duy lỗi thời, khô hạn không hồi kết

VOV.VN - Quy hoạch thủy lợi và việc xây dựng chưa tốt, quy hoạch cây trồng bị phá nát, giải pháp tưới tiết kiệm chưa nhiều, trong khi tư duy canh tác của không ít nông dân chậm thay đổi, là những lý do khiến câu chuyện hạn hán ở Tây Nguyên khó có hồi kết.

Quy hoạch yếu, đầu tư thiếu, tư duy lỗi thời, khô hạn không hồi kết

Quy hoạch yếu, đầu tư thiếu, tư duy lỗi thời, khô hạn không hồi kết

VOV.VN - Quy hoạch thủy lợi và việc xây dựng chưa tốt, quy hoạch cây trồng bị phá nát, giải pháp tưới tiết kiệm chưa nhiều, trong khi tư duy canh tác của không ít nông dân chậm thay đổi, là những lý do khiến câu chuyện hạn hán ở Tây Nguyên khó có hồi kết.

Tặng 500 khối nước ngọt cho nông dân nghèo vùng khô hạn ở Bến Tre
Tặng 500 khối nước ngọt cho nông dân nghèo vùng khô hạn ở Bến Tre

VOV.VN - Góp phần giúp gia đình hội viên nông dân giảm bớt khó khăn do thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, hôm nay 28/4 Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng Nhựt Linh (TP. Bến Tre) tổ chức tặng 500 mét khối nước ngọt cho nông dân tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm.

Tặng 500 khối nước ngọt cho nông dân nghèo vùng khô hạn ở Bến Tre

Tặng 500 khối nước ngọt cho nông dân nghèo vùng khô hạn ở Bến Tre

VOV.VN - Góp phần giúp gia đình hội viên nông dân giảm bớt khó khăn do thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, hôm nay 28/4 Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng Nhựt Linh (TP. Bến Tre) tổ chức tặng 500 mét khối nước ngọt cho nông dân tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm.

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước
Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

VOV.VN - Trưa 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

VOV.VN - Trưa 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.