Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 29/2

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng chú ý về tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 29/2/2024.

Quốc gia thành viên NATO tuyên bố không có kế hoạch triển khai quân tới Ukraine: Sau bài phát biểu thu hút sự quan tâm của dư luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về vấn đề hỗ trợ Ukraine, lãnh đạo các quốc gia như  Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Anh, Đức… đã lên tiếng khẳng định không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các đồng minh của NATO đang cung cấp sự hỗ trợ chưa từng có cho Ukraine. Ông khẳng định đã có sự hỗ trợ nhất định từ năm 2014 và các hoạt động này tiếp tục được tăng cường sau khi cuộc xung đột nổ ra. Tuy nhiên, Liên minh này không có kế hoạch cho việc gửi lực lượng chiến đấu của NATO tới Ukraine. 

Bất đồng quan điểm về Ukraine trong nội bộ liên minh 4 nước Trung Âu: Sự chia rẽ giữa các quốc gia trong nhóm Visegrad bao gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia đã được thể hiện khá rõ tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm này diễn ra tại Praha trong ngày 27/2. Tại cuộc họp, Thủ tướng Ba Lan và Séc tiếp tục kêu gọi phương Tây tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nhưng những người đồng cấp Hungary và Slovakia lại cho rằng việc hỗ trợ sẽ kéo dài thêm cuộc xung đột hiện tại trong khi các nước cần có sự thúc đẩy hòa bình mạnh mẽ hơn.

Đòn “tất tay” của Nga trước bầu cử và kế hoạch đối phó của Ukraine: Nga có thể tiến hành những cuộc tấn công quyết liệt, cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 3/2024, còn Ukraine đang nỗ lực tìm cách đối phó.

Mỹ giục các nước G7 giải phóng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine: Phát biểu trong cuộc họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Brazil, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết cần khẩn trương thúc đẩy phối hợp với các đồng minh trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) để giải phóng giá trị các tài sản của Nga đang bị phong tỏa giúp hỗ trợ cho Ukraine. 

Nga sẽ cố đánh chiếm những nơi nào trong thế trận Ukraine năm 2024?: Các chuyên gia chính trị và an ninh quốc tế đưa ra dự báo về hướng tấn công và đánh chiếm của Nga trong xung đột Ukraine năm 2024 này.

>>> Nga sẽ cố đánh chiếm những nơi nào trong thế trận Ukraine năm 2024?

Tổng thống Biden gặp lãnh đạo Quốc hội Mỹ để bàn về viện trợ cho Ukraine: Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc họp với các lãnh đạo Quốc hội nước này tại Nhà Trắng nhằm tìm kiếm giải pháp ngăn chính phủ đóng cửa cũng như thúc đẩy viện trợ quân sự cho Ukraine và Israel. Mặc dù Nhà Trắng tuyên bố cuộc gặp giữa ông Biden và lãnh đạo Quốc hội Mỹ là hiệu quả nhưng vẫn chưa có bất kỳ giải pháp nào được công bố.

Mỹ không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine: Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết quân đội Mỹ sẽ không có mặt trên thực địa ở Ukraine. Trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có kế hoạch gửi quân tới Ukraine hay không, Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết: “Tổng thống Biden đã nói rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột này: Sẽ không có quân đội Mỹ nào trên thực địa đóng vai trò chiến đấu ở Ukraine”.

Nga bắn hạ chiến đấu cơ Su-25, phá hủy kho nhiên liệu của Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/2 cho biết, các lực lượng nước này đã bắn hạ một máy bay tấn công Su-25 và 69 máy bay không người lái của Ukraine trong 24 giờ qua.

>>> Nga bắn hạ chiến đấu cơ Su-25, phá hủy kho nhiên liệu của Ukraine

UAV tự sát Nga bắn nổ tổ hợp phòng không NASAMS của Ukraine: Quân đội Nga đã phá hủy một số khí tài quân sự hiếm mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, trong đó có hệ thống phòng không NASAMS do Na Uy sản xuất và pháo tự hành Archer do Thụy Điển chế tạo.

Video quay từ trên không cho thấy, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tự sát và pháo binh của Nga nhằm vào khí tài quân sự Ukraine trong vài ngày qua, khi Nga tiếp tục tiến công ở Donbass. Những hoạt động này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga giành quyền kiểm soát thành phố Avdiivka cũng như các địa điểm khác dọc chiến tuyến.

Cục diện xung đột Nga-Ukraine sau khi loạt nước ký thỏa thuận an ninh với Kiev: Ở thời điểm cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ 3, nhằm thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng đã ký các thỏa thuận an ninh dài hạn với Ukraine. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Công an cùng bàn luận vấn đề này.

Tiết lộ thời điểm chiến dịch phản công tiếp theo của Ukraine: Người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh cho biết, Ukraine có thể sẽ không tiến hành một cuộc phản công mới chống lại Nga cho đến năm 2025. Vào tháng 9/2022, Ukraine đã phát động một cuộc phản công chống lại lực lượng Nga và giành lại được đáng kể lãnh thổ mà Moscow kiểm soát trong giai đoạn đầu cuộc xung đột. Tuy nhiên, cuộc phản công lớn thứ hai của Ukraine vào mùa hè năm ngoái đã không đạt được các mục tiêu đề ra.

Phản ứng của Nga và phương Tây đằng sau cuộc thảo luận đưa quân vào Ukraine: Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng các nước NATO điều quân tới Ukraine đã khiến Điện Kremlin đưa ra cảnh báo và các nhà lãnh đạo châu Âu vội vã bày tỏ lập trường về chủ đề này.

Nga tiết lộ loại vũ khí phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine: Đại diện phòng thiết kế Piranha ở Ulyanovsk, Nga cho hay, chiếc xe tăng Abrams đầu tiên Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine đã bị phá hủy bằng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (UAV FPV) Piranha.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế chiều 28/2: Nga dồn lực tấn công, Ukraine mất thêm lãnh thổ
Toàn cảnh quốc tế chiều 28/2: Nga dồn lực tấn công, Ukraine mất thêm lãnh thổ

VOV.VN - Nga tấn công dồn dập Ukraine ở tả ngạn Dnipro, phá hủy bệ phóng NASAMS của Kiev. Trạm quan sát của Ukraine bên bờ Dnipro nổ tung vì trúng đạn súng cối Nga. Cạn kiệt đạn dược, Ukraine liên tiếp mất thêm lãnh thổ vào tay Nga.

Toàn cảnh quốc tế chiều 28/2: Nga dồn lực tấn công, Ukraine mất thêm lãnh thổ

Toàn cảnh quốc tế chiều 28/2: Nga dồn lực tấn công, Ukraine mất thêm lãnh thổ

VOV.VN - Nga tấn công dồn dập Ukraine ở tả ngạn Dnipro, phá hủy bệ phóng NASAMS của Kiev. Trạm quan sát của Ukraine bên bờ Dnipro nổ tung vì trúng đạn súng cối Nga. Cạn kiệt đạn dược, Ukraine liên tiếp mất thêm lãnh thổ vào tay Nga.

Nga tiết lộ loại vũ khí phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine
Nga tiết lộ loại vũ khí phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine

VOV.VN - Nga đã tiết lộ loại vũ khí được sử dụng để phá hủy xe tăng Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine ở Avdiivka.

Nga tiết lộ loại vũ khí phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine

Nga tiết lộ loại vũ khí phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine

VOV.VN - Nga đã tiết lộ loại vũ khí được sử dụng để phá hủy xe tăng Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine ở Avdiivka.

“Bối rối” vì đồng minh, NATO bác khả năng đưa quân tới Ukraine
“Bối rối” vì đồng minh, NATO bác khả năng đưa quân tới Ukraine

VOV.VN - Pháp đã khiến các quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “bối rối” khi đề cập khả năng đưa quân tới Ukraine. Mỹ, Liên minh châu Âu, NATO hôm 27/2 đồng loạt bác bỏ khả năng này, trong khi Nga cảnh báo nguy cơ đối đầu trực tiếp nếu binh sĩ phương Tây được triển khai tới quốc gia Đông Âu.

“Bối rối” vì đồng minh, NATO bác khả năng đưa quân tới Ukraine

“Bối rối” vì đồng minh, NATO bác khả năng đưa quân tới Ukraine

VOV.VN - Pháp đã khiến các quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “bối rối” khi đề cập khả năng đưa quân tới Ukraine. Mỹ, Liên minh châu Âu, NATO hôm 27/2 đồng loạt bác bỏ khả năng này, trong khi Nga cảnh báo nguy cơ đối đầu trực tiếp nếu binh sĩ phương Tây được triển khai tới quốc gia Đông Âu.

Phản ứng của Nga và phương Tây đằng sau cuộc thảo luận đưa quân vào Ukraine
Phản ứng của Nga và phương Tây đằng sau cuộc thảo luận đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng các nước NATO điều quân tới Ukraine đã khiến Điện Kremlin đưa ra cảnh báo và các nhà lãnh đạo châu Âu vội vã bày tỏ lập trường về chủ đề này.

Phản ứng của Nga và phương Tây đằng sau cuộc thảo luận đưa quân vào Ukraine

Phản ứng của Nga và phương Tây đằng sau cuộc thảo luận đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng các nước NATO điều quân tới Ukraine đã khiến Điện Kremlin đưa ra cảnh báo và các nhà lãnh đạo châu Âu vội vã bày tỏ lập trường về chủ đề này.

Tiết lộ thời điểm chiến dịch phản công tiếp theo của Ukraine
Tiết lộ thời điểm chiến dịch phản công tiếp theo của Ukraine

VOV.VN - Người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh cho biết, Ukraine có thể sẽ không tiến hành một cuộc phản công mới chống lại Nga cho đến năm 2025.

Tiết lộ thời điểm chiến dịch phản công tiếp theo của Ukraine

Tiết lộ thời điểm chiến dịch phản công tiếp theo của Ukraine

VOV.VN - Người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh cho biết, Ukraine có thể sẽ không tiến hành một cuộc phản công mới chống lại Nga cho đến năm 2025.