Muốn chống thiên tai, Gia Lai phải giữ được rừng

VOV.VN - Thiên tai đã khiến 4 người tử vong, hơn 30.200 ha cây trồng trong tỉnh Gia Lai bị thiệt hại, 1.000 căn nhà của người dân bị hư hại.

Tại cuộc họp sáng 22/7, tại thành phố Pleiku, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, 688 tỷ đồng là tổng thiệt hại mà thiên tai gây ra trên toàn tỉnh  Gia Lai từ mùa mưa 2019 và mùa khô 2019-2020 tới nay. Thiên tai đã khiến 4 người tử vong, hơn 30.200 ha cây trồng trong tỉnh bị thiệt hại, hoặc giảm năng suất; hơn 1.000 căn nhà của người dân tốc mái; nhiều công trình giao thông hư hỏng.

Từ đầu năm 2019 tới nay, Gia Lai chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão và tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong suốt vụ mùa 2019 và vụ đông xuân 2019-2020.

109518456_820703691667930_4542221581490289898_n_oifc.jpg

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thành viên Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phát biểu tại buổi làm việc.

Nhằm khắc phục những hậu quả mà thiên tai gây ra, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai đã huy động lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên hỗ trợ người dân sửa chữa nhà; UBND tỉnh đã duyệt chi tổng hơn 47 tỷ đồng để hỗ trợ người dân có cây trồng thiệt hại trong vụ mùa 2019; tu sửa các công trình giao thông; kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi, nước sạch để huy động lực lượng tại chỗ sửa chữa, khắc phục hư hỏng.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thành viên Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị tỉnh Gia Lai tăng cường nhận thức về nhiệm vụ phòng chống thiên tai, về vận hành liên hồ chứa, an toàn hồ đập, trách nhiệm đơn vị quản lý hồ đập; đồng thời thực hiện diễn tập; nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng về phòng chống thiên tai. 

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc giữ rừng và trồng rừng: “Theo số liệu thống kê, tỷ lệ che phủ rừng của Gia Lai là 40,2%, thấp hơn tỷ lệ toàn quốc và vùng Tây Nguyên. Trồng rừng tốt thì có rừng, có tài nguyên gỗ, bảo vệ thiên nhiên, khí hậu, môi trường, bảo vệ nguồn nước. Có nước, có cây xanh, giảm khô hạn, giảm cháy rừng, giảm thiệt hại. Nó là đa mục tiêu. Vì thế cần phải trở thành chương trình đề án”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trồng rừng hơn 30 năm không được khai thác vì “quy định trên trời“
Trồng rừng hơn 30 năm không được khai thác vì “quy định trên trời“

VOV.VN - Sau hơn 30 năm, những hàng cây sao, cây dầu được người dân chăm sóc đến độ thu hoạch nhưng họ không thể bán.

Trồng rừng hơn 30 năm không được khai thác vì “quy định trên trời“

Trồng rừng hơn 30 năm không được khai thác vì “quy định trên trời“

VOV.VN - Sau hơn 30 năm, những hàng cây sao, cây dầu được người dân chăm sóc đến độ thu hoạch nhưng họ không thể bán.

Làm rõ thông tin góp tiền trồng rừng tại Mũi Cà Mau
Làm rõ thông tin góp tiền trồng rừng tại Mũi Cà Mau

VOV.VN - Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, không có chủ trương kêu gọi quyên góp tiền trồng rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Làm rõ thông tin góp tiền trồng rừng tại Mũi Cà Mau

Làm rõ thông tin góp tiền trồng rừng tại Mũi Cà Mau

VOV.VN - Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, không có chủ trương kêu gọi quyên góp tiền trồng rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Sẽ xử nghiêm cá nhân tung tin đốt rừng để trồng cây nông nghiệp
Sẽ xử nghiêm cá nhân tung tin đốt rừng để trồng cây nông nghiệp

VOV.VN - Trước đó, 1 tài khoản facebook đăng thông tin về việc cả cánh rừng nguyên sinh ở Lào Cai bị đốt phá để lấy đất canh tác nông nghiệp

Sẽ xử nghiêm cá nhân tung tin đốt rừng để trồng cây nông nghiệp

Sẽ xử nghiêm cá nhân tung tin đốt rừng để trồng cây nông nghiệp

VOV.VN - Trước đó, 1 tài khoản facebook đăng thông tin về việc cả cánh rừng nguyên sinh ở Lào Cai bị đốt phá để lấy đất canh tác nông nghiệp