Năm 2021, những ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn?

VOV.VN - Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng, tuy nhiên sẽ tập trung vào nhân sự chất lượng cao ở các lĩnh vực áp dụng công nghệ mới nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường lao động Việt Nam quý 4/2020 và xu hướng tuyển dụng năm 2021 của Navigos - đơn vị chuyên tuyển dụng nhân sự cấp trung đến cấp cao tại Việt Nam - trong quý 4/2020, nhu cầu tuyển dụng các ứng viên nước ngoài tại các doanh nghiệp đang gia tăng.

Các doanh nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng đẩy mạnh việc tuyển dụng người nước ngoài phụ trách các thị trường Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các ứng viên được yêu cầu phải là người đúng quốc tịch của thị trường đó và phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Công nghệ thông tin cũng là một ngành có yêu cầu tuyển dụng các ứng viên người nước ngoài. Trong khi nhân sự người Việt chỉ đáp ứng được một số kỹ năng, công nghệ, quy mô quản lý và mô hình kinh doanh nhất định, thì đối với mảng công nghệ mới, các doanh nghiệp trong ngành này đang tìm kiếm ứng viên người nước ngoài. Các ứng viên được tìm kiếm nhiều thuộc các quốc tịch châu Âu và Mỹ sử dụng tiếng Anh bản ngữ. Bên cạnh đó là ứng viên quốc tịch Ấn Độ cho mảng công nghệ thông tin do họ có trình độ chuyên môn cao cũng như phù hợp về ngân sách lương của các doanh nghiệp trong ngành này.

Ngành Năng lượng cũng ưa chuộng ứng viên có quốc tịch châu Âu, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Làm việc cho doanh nghiệp sản xuất Nhật cần phải biết thêm tiếng Anh

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức quay trở lại hoạt động sản xuất và tuyển dụng từ quý 4/2020. Đã có một số doanh nghiệp điện/điện tử tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số doanh nghiệp khác, đặc biệt trong ngành nội thất đã tăng sản lượng lên gấp đôi so với trước khi có dịch.

Các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản đang tiếp tục chứng kiến sự thay đổi về việc lựa chọn ứng viên. Đối với các ứng viên chỉ biết tiếng Nhật, không chỉ cơ hội nghề nghiệp tại các công ty này sẽ giảm đi đáng kể, mà mức lương của các ứng viên cũng sẽ thấp hơn nhiều. Do vậy, bên cạnh các điều kiện bắt buộc về chuyên môn, yêu cầu ứng viên biết tiếng Anh và tiếng Nhật gần như là yếu tố tiên quyết.

Ngành CNTT có nhu cầu tuyển dụng lớn trong năm 2021

Trong quý 4 năm 2020, Navigos Search quan sát thấy nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã hồi phục nhanh sau dịch Covid-19. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng, tuy nhiên tập trung vào nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cũng rất nhạy bén trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng và có chính sách lương thưởng tốt để thu hút nhân sự chất lượng.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 khiến ngành công nghệ thông tin trì hoãn trong tuyển dụng, tuy nhiên vẫn có công ty trong mảng này đang có nhu cầu phát triển rất lớn với kế hoạch tuyển dụng 1.000 kỹ sư công nghệ thông tin trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang có kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn các vị trí quan hệ khách hàng. Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng các ứng viên trong mảng công nghệ, dữ liệu sẽ được đẩy mạnh do nhu cầu chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại các ngân hàng thương mại. 

Ngành Bảo hiểm có nhu cầu tuyển các tư vấn bảo hiểm nhân thọ làm việc toàn thời gian do một số công ty bảo hiểm nhân thọ ký được các hợp đồng độc quyền với các ngân hàng thương mại trong mảng Bancassurance. Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo nhân viên tư vấn bảo hiểm trong mảng này là cần thiết nên cũng xuất hiện nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia đào tạo trong mảng bảo hiểm nhân thọ.

Doanh nghiệp FDI quan tâm đầu tư vào Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ...

Dự báo về tình hình thị trường lao động năm 2021, Navigos cho rằng, các khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ đang nhận được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản trong mảng linh kiện điện tử và ô tô đang có kế hoạch mở rộng trong năm 2021. Bên cạnh đó, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm hiểu thị trường để đầu tư xây nhà máy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường phía Nam. Do quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều nên dự kiến họ sẽ mở rộng ở các khu công nghiệp mới tại Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Cần Thơ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường lao động vùng Đông Nam Bộ kỳ vọng khởi sắc trong năm 2021
Thị trường lao động vùng Đông Nam Bộ kỳ vọng khởi sắc trong năm 2021

VOV.VN - TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương– nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất khu vực Đông Nam Bộ với hàng triệu công nhân lao động, thị trường lao động đang ấm dần lên, kỳ vọng một năm mới khởi sắc.

Thị trường lao động vùng Đông Nam Bộ kỳ vọng khởi sắc trong năm 2021

Thị trường lao động vùng Đông Nam Bộ kỳ vọng khởi sắc trong năm 2021

VOV.VN - TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương– nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất khu vực Đông Nam Bộ với hàng triệu công nhân lao động, thị trường lao động đang ấm dần lên, kỳ vọng một năm mới khởi sắc.

Kịch bản  nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?
Kịch bản nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, thị trường lao động trong thời gian tới có khởi sắc hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới.

Kịch bản  nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

Kịch bản nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, thị trường lao động trong thời gian tới có khởi sắc hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới.

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?
Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

VOV.VN - Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030, tầm nhìn 2045”.

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

VOV.VN - Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030, tầm nhìn 2045”.