Năm 2022-2023 ngành giáo dục còn khó khăn về thiếu giáo viên, thiếu trường lớp

VOV.VN - Chiều 18/8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2022-2023 là một năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành Giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng với cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch COVID-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp trung học phổ thông.

Đây cũng là năm học đánh dấu 10 năm toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời cũng là thời điểm triển khai thực hiện đánh giá việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phục vụ công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022- 2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực: "Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục được củng cố, duy trì với các chỉ tiêu thành phần được nâng cao. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thí sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao. Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023 đảm bảo nghiêm túc và an toàn; kết quả thi bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; tình trang thừa, thiếu giáo viên đã có thêm giải pháp khắc phục. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào chiều sâu, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong năm học 2022-2023 như: tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả; tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận...

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã báo cáo kết quả thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024. Trong đó, để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022-2026. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.

Ngành giáo dục tiếp tục đối mặt với khó khăn về thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?
Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Đưa vào sử dụng nhiều ngôi trường mới ở vùng đồng bào Khmer
Đưa vào sử dụng nhiều ngôi trường mới ở vùng đồng bào Khmer

VOV.VN - Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng lên. Năm học mới 2023-2024, nhiều vùng đồng bào Khmer trong tỉnh tiếp tục đưa thêm nhiều ngôi trường mới vào giảng dạy mang lại niềm vui, phấn khởi cho thầy và trò.

Đưa vào sử dụng nhiều ngôi trường mới ở vùng đồng bào Khmer

Đưa vào sử dụng nhiều ngôi trường mới ở vùng đồng bào Khmer

VOV.VN - Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng lên. Năm học mới 2023-2024, nhiều vùng đồng bào Khmer trong tỉnh tiếp tục đưa thêm nhiều ngôi trường mới vào giảng dạy mang lại niềm vui, phấn khởi cho thầy và trò.

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh
Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

VOV.VN - Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các thầy giáo quân hàm xanh là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã luôn khắc phục khó khăn, miệt mài, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới.

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

VOV.VN - Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các thầy giáo quân hàm xanh là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã luôn khắc phục khó khăn, miệt mài, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới.