Năm nay sẽ kiểm toán chuyên đề về tự chủ bệnh viện công lập ​

VOV.VN - Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tiệm cận được 2 trong 4 yếu tố chi phí. Tuy nhiên, trong cơ sở y tế công lập vẫn tồn tại nhiều hoạt động dịch vụ.

Bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, Bệnh viện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã dừng việc thu 30.000/1 ngày đối với người chăm nuôi bệnh nhân. Tuy nhiên, vấn đề tự chủ tài chính vẫn “nóng” khi tại các bệnh viện công lập, giá dịch vụ theo yêu cầu mỗi nơi một kiểu và vẫn có những khoản thu gây tranh cãi.

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng chuyên ngành 3, Kiểm toán Nhà nước khẳng định: “Năm nay sẽ kiểm toán chuyên đề về tự chủ bệnh viện”.

Ông Lê Đình Thăng cho biết năm nay sẽ kiểm toán nhà nước về tự chủ bệnh viện. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Phóng viên: Thưa ông, hiện nay, nhiều bệnh viện công lập được tự chủ tài chính. Trong khi Bộ Y tế chưa quy định mức trần giá dịch vụ theo yêu cầu nên mỗi nơi một giá, tiền khám có nơi lên tới hơn 500.000 đồng/1 lượt và tiền giường lên tới 1.500.000 đồng/1 ngày đêm. Bên cạnh đó, có những khoản thu gây tranh cãi như: thu tiền người chăm nuôi bệnh nhân, thu thêm tiền nếu sử dụng dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính… Ông có bình luận gì về điều này?  

Ông Lê Đình Thăng: Năm 2019 này, Kiểm toán Nhà nước tổ chức kiểm toán chuyên đề tự chủ đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập. Đây là một chuyên đề lớn trong phạm vi toàn quốc. Ngoài kiểm toán nhà nước chuyên ngành thực hiện việc này, còn có kiểm toán các khu vực tham gia đối với bệnh viện địa phương, tuyến tỉnh, tuyến huyện. Đây cũng là dịp nhìn nhận lại toàn bộ cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập, không chỉ là vấn đề tiền (giá dịch vụ) mà còn là thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện, trong đó có tổ chức bộ máy, đặc biệt là tự chủ tài chính, trong đó đi sâu vào kiểm toán nguồn thu, quản lý chi tiêu, để từ đó kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có chính sách quản lý phù hợp, vừa đảm bảo quyên được tự chủ của các bệnh viện, giảm được ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện, nhưng phải tăng được chất lượng dịch vụ y tế mà người dân được thụ hưởng. Chúng tôi cho rằng, mở rộng dịch vụ y tế chất lượng cao để người dân được thụ hưởng là vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta cần hướng đến  

Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về tình trạng, trong một bệnh viện công lập tồn tại 2 “chế độ” là khám chữa bệnh BHYT và khám chữa bệnh theo yêu cầu. Làm thế nào để người bệnh BHYT không bị phân biệt đối xử, thưa ông?

Ông Lê Đình Thăng: Đây là một vấn đề đã tồn tại khá lâu và ở các cấp hiện nay (từ bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh đến tuyến Trung ương). Trong một bệnh viện luôn luôn có 2 chế độ. Một là chế độ bảo hiểm y tế. Hai là dịch vụ y tế theo yêu cầu. Trong bệnh viện công lập cũng chưa rõ ràng, đâu là công, đâu là tư và đâu là liên kết công tư nhưng trong thực hiện cơ chế tự chủ thì theo quy định của nhà nước hiện nay, phải tính đúng tính đủ chi phí cấu thành giá viện phí và lộ trình từ này đến 2020 phải tínhh đủ 4 yếu tố chi phí, đó là chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí quản lý và chi phí khấu hao.

Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tiệm cận được 2 trong 4 yếu tố chi phí. Tuy nhiên, trong cơ sở y tế công lập vẫn tồn tại nhiều hoạt động dịch vụ. Cần đối xử bình đẳng với tất cả bệnh nhân, dù bệnh nhân đó khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay khám chữa bệnh dịch vụ. Phải tiến tới dịch vụ hoàn hảo hơn, đó là trả bảo hiểm y tế theo các gói dịch vụ y tế và bệnh nhân đến bệnh viện được đối xử bình đẳng, chứ không nên phân biệt đối xử.

Phóng viên: Do chưa có quy định cụ thể về điều kiện được thực hiện dịch vụ theo yêu cầu nên tại một số bệnh viện công lập, khu vực khám chữa bệnh dịch vụ ngày càng được mở rộng để tăng nguồn thu, trong khi khu vực khám chữa bệnh BHYT vẫn chật chội, quá tải, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép. Theo ông cần có biện pháp quản lý vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Đình Thăng: Đây là một hiện tượng có thật hiện nay. Bệnh viện phải tự thu để đáp ứng nhu cầu chi, nảy sinh áp lực tăng nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Đây là một áp lực có thật và các bệnh viện phải làm như vậy. Để quản lý tốt vấn đề này, theo tôi trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước, cần có chính sách cho phép các bệnh viện được thu những khoản nào, không được thu những khoản nào và phải công khai các khoản thu này ra sao.

Việc công khai các khoản thu này phải gắn liền với chất lượng dịch vụ phải được nâng lên, để người dân, người bệnh và xã hội giám sát. Như thế mới đảm bảo được công bằng. Còn giá dịch vụ khác nhau giữa các bệnh viện, đó cũng là việc bình thường vì cơ sở vật chất mỗi bệnh viện khác nhau, thương hiệu khác nhau. Nhưng phải có cơ chế giám sát, cơ chế kiểm soát quyền lực để tránh việc các bệnh viện lạm thu, thu nhiều nhưng dân không được hưởng dịch vụ tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra. Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải giám sát.

Theo tôi, Bộ Y tế cần ban hành khung cho phép những khoản thu nào, thậm chí quy định ra định mức, như thế nào thì mới được thu và phải có mức trần tối đa, công khai để người dân được biết, với mức thu như vậy thì người bệnh được hưởng những loại dịch vụ gì và tất cả những điều này là cần thiết để các cơ sở y tế công lập tự chủ.

Phóng viên: Vâng, không chỉ được tự chủ tài chính, nhiều bệnh viện công lập còn được liên kết xã hội hóa với tư nhân. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ đẩy giá dịch vụ lên cao. Nội dung này sẽ được kiểm toán như thế nào trong năm nay, thưa ông?

Ông Lê Đình Thăng: Đây là vấn đề cần quan tâm, mọi người quen gọi là BOT trong lĩnh vực y tế. Một mặt là kết hợp công- tư (vẫn cần thiết trong điều kiện các cơ sở công lập không đủ nguồn lực để mua các thiết bị y tế chất lượng cao, trong khi các thiết bị này trên thế giới ngày càng phát triển), để bắt kịp kỹ thuật hiện đại trên thế giới thì phải kết hợp công- tư. Mặt khác phải kiểm soát vấn đề này như thế nào. Chúng ta phải kiểm soát từ giá đầu vào để đảm bảo không bị nâng giá hoặc tìm mọi cách tăng nguồn thu. Chúng tôi vẫn đặt câu hỏi với các bệnh viện: tại sao máy xét nghiệm mà bệnh viện mua thì hoạt động ít, trong khi máy xã hội hóa thì lại xét nghiệm nhiều? Phải chăng vì lợi ích nào đó. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo các bệnh viện là máy của bệnh viện máy xã hội hóa phải được sử dụng như nhau, không được phân biệt để đảm bảo cho người bệnh được thụ hưởng. Về cơ chế kiểm soát giá dịch vụ thì vẫn là câu chuyện phải công khai, minh bạch để đảm bảo không bị nâng giá, người dân không phải chịu trận.

Chắc chắn là khi tiểm toán chuyên đề tự chủ bệnh viện, chúng tôi cũng sẽ lưu ý vấn đề đặt máy. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng như thế nào, bảo vệ quyền lợi người bệnh là được thụ hưởng chất lượng dịch vụ y tế. Bảo vệ quyền lợi của nhà nước là tất cả các khoản chi trả cho nhà đầu tư đều phải nộp thuế để tránh tình trạng trốn thuế.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh viện vệ tinh
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh viện vệ tinh

VOV.VN - Đây là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên trong tỉnh Thừa Thiên - Huế được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Trung ương Huế.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh viện vệ tinh

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh viện vệ tinh

VOV.VN - Đây là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên trong tỉnh Thừa Thiên - Huế được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Trung ương Huế.

Cô gái 25 tuổi tử vong khi phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện tư
Cô gái 25 tuổi tử vong khi phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện tư

VOV.VN - Đỗ N.A (25 tuổi) đến bệnh viện tư ở Hà Nội làm đẹp. Tuy nhiên, sau khi khởi mê để phẫu thuật, bệnh nhân co giật, trụy mạch, hôn mê sâu.

Cô gái 25 tuổi tử vong khi phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện tư

Cô gái 25 tuổi tử vong khi phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện tư

VOV.VN - Đỗ N.A (25 tuổi) đến bệnh viện tư ở Hà Nội làm đẹp. Tuy nhiên, sau khi khởi mê để phẫu thuật, bệnh nhân co giật, trụy mạch, hôn mê sâu.

Thu phí thân nhân người bệnh: Sự yếu kém trong quản lý bệnh viện!
Thu phí thân nhân người bệnh: Sự yếu kém trong quản lý bệnh viện!

VOV.VN - Vì sao thân nhân người bệnh cứ phải theo vào bệnh viện? Câu trả lời dành cho chính các bệnh viện khi chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng dịch vụ.

Thu phí thân nhân người bệnh: Sự yếu kém trong quản lý bệnh viện!

Thu phí thân nhân người bệnh: Sự yếu kém trong quản lý bệnh viện!

VOV.VN - Vì sao thân nhân người bệnh cứ phải theo vào bệnh viện? Câu trả lời dành cho chính các bệnh viện khi chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng dịch vụ.

Tân Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là ai?
Tân Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là ai?

VOV.VN- Ngày 22/4,  PGS. TS. BS Nguyễn Lân Hiếu đã nhận quyết định bổ nhiệm vào cương vị Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ tới.

Tân Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là ai?

Tân Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là ai?

VOV.VN- Ngày 22/4,  PGS. TS. BS Nguyễn Lân Hiếu đã nhận quyết định bổ nhiệm vào cương vị Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ tới.

Nắng nóng miền Bắc: Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ
Nắng nóng miền Bắc: Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ

VOV.VN - Bệnh nhân cấp cứu do sốc nhiệt và đột quỵ không chỉ có người cao tuổi mà còn có nhiều thanh niên.

Nắng nóng miền Bắc: Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ

Nắng nóng miền Bắc: Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ

VOV.VN - Bệnh nhân cấp cứu do sốc nhiệt và đột quỵ không chỉ có người cao tuổi mà còn có nhiều thanh niên.

Khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai
Khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai

Công an thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xác nhận đã khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời khởi tố 2 bị can.

Khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai

Khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai

Công an thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xác nhận đã khởi tố hình sự vụ án làm giả giấy tờ Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời khởi tố 2 bị can.