Nậm Pồ gia tăng lao động chui ở nước ngoài do dân không có việc làm

VOV.VN - Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do công tác đào tạo nghề cho người dân tại địa phương chưa mang lại hiệu quả.

Những năm gần đây, tình trạng người dân vượt biên đi lao động chui ở nước ngoài tại tỉnh Điện Biên tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, huyện Nậm Pồ là địa phương có tình trạng vượt biên lao động trái phép phức tạp nhất, với mỗi năm trung bình có từ 800 đến 1.000 lượt người thường xuyên vắng mặt tại địa bàn. 

Dù được đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng trung bình mỗi năm, huyện Nậm Pồ luôn có từ 800 đến 1.000 trường hợp đi lao động chui ở nước ngoài.

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do công tác đào tạo nghề cho người dân tại địa phương chưa mang lại hiệu quả.

Dù biết sẽ gặp nhiều rủi ro, song cuối năm 2017, vợ chồng anh Chảo A Phàn, người dân ở bản Sín Chải 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vẫn nhờ người quen ở Lào Cai dẫn qua biên giới sang Trung Quốc để đi làm thuê bốc vác.

Lý do được anh Phàn chia sẻ khi bất chấp những quy định của pháp luật, vượt biên trái phép đi lao động đơn giản là do nghèo, ở địa bàn không có việc làm.

Mức thu nhập từ việc bốc vác thuê của anh ở nước ngoài khá cao, nên không chỉ anh, mà rất nhiều người dân khác ở bản anh, xã anh cũng lựa chọn cách thức này để đi kiếm tiền.

Đi thì nó cũng gọi là hơn bên Việt mình. Một ngày nó phải tầm 200 - 350 nghìn. Ở bên này nói chung là không có thu nhập bằng bên kia. Biết là vượt biên sai rồi nhưng mà hoàn cảnh khó khăn quá thì vẫn phải đi, kiếm tiền để gia đình sinh sống và cho các con đi học”, anh Phàn nói.

Còn anh Lý Tông Sơn cùng ở bản Sín Chải 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ thì cho biết, trước đây anh từng đi làm thuê cho một số công ty xây dựng trên địa bàn, nhưng do bị nợ lương, không lấy được tiền, anh đâm ra chán nản và tìm cách vượt biên đi Trung Quốc lao động.

Dù đều hiểu đây là việc làm trái pháp luật, nhưng cái đói, cái nghèo đã khiến anh và nhiều người dân trên địa bàn phải chấp nhận rủi ro, bỏ quê tha hương nơi xứ người.

Gia đình nghèo quá, khó khăn quá, làm ở Việt Nam thì em cũng thích làm. Ở Việt Nam, em làm nhiều rồi nhưng không được tiền, chỉ được vài đồng song không biết ông chủ đi đâu, biến đi đâu không lấy được. Xong rồi mới sang Trung Quốc làm, biết là phạm pháp rồi nhưng mà vì gia đình khó khăn nên không biết phải làm sao nữa”, anh Sơn chia sẻ.

Từng đi làm thuê cho một số công ty xây dựng trên địa bàn, nhưng do bị nợ lương, không lấy được tiền, anh Lý Tông Sơn đâm ra chán nản và tìm cách vượt biên đi Trung Quốc lao động.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, huyện Nậm Pồ có từ 800 đến 1.000 trường hợp đi lao động chui ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là đi làm thuê ở Trung Quốc. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này chủ yếu do sức hút từ thu nhập cao phía bên kia biên giới. Tại địa bàn không có công ty, doanh nghiệp lớn sử dụng lao động địa phương; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa phát huy hiệu quả.

Bà Bùi Thu Hằng, Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Nậm Pồ cho biết: “Là một địa bàn vùng biên giáp ranh với Trung Quốc và Lào, thế nhưng thị trường Trung Quốc là một thị trường rất dễ tính, lao động sang đó làm việc vào những thời gian nông nhàn theo thời vụ, không theo hợp đồng, không cần hợp đồng cam kết gì cả, rất là dễ để kiếm được việc làm với thu nhập cao.

Do đó đấy cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy người lao động xuất cảnh trái phép, trong khi trên địa bàn huyện việc giải quyết việc làm thông qua các doanh nghiệp thì còn rất ít, chỉ có những doanh nghiệp nhỏ, cho nên việc tạo được công ăn việc làm cho lao động rất khó khăn”.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, chính quyền và các ngành chức năng huyện Nậm Pồ đã tập trung nhiều giải pháp, như tuyên truyền nâng cao nhận thức, nắm tình hình các đối tượng xấu vào địa bàn tuyên truyền, lôi kéo người dân đi xuất cảnh trái phép; hoặc vận động người dân nếu đi xuất khẩu thì cần phải đăng ký làm các thủ tục thông hành...

Thế nhưng, giải pháp cơ bản nhất là tạo được công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người dân ngay tại địa bàn, hay trong nước thì chưa triển khai được bao nhiêu. Huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tuy nhiên vẫn chưa hiệu quả, vì chất lượng nguồn lao động trên địa bàn còn nhiều hạn chế. 

Ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nậm Pồ cho biết: “Huyện cũng đã có những giải pháp để năm 2019 này phải có một cách nào đấy thay đổi. Trong đó huyện đang tích cực liên hệ với các doanh nghiệp để đưa lao động đi lao động ở các doanh nghiệp thì người ta vừa đào tạo và người ta bố trí việc làm luôn.

Hiện nay, xu hướng này cũng đang khá phát triển, tiếp tục phải tổ chức được các lớp đào tạo nghề tại địa phương theo nhu cầu ở địa phương mà của người dân người ta đăng ký, hoặc là các cái ngành nghề mà ở thành phố hoặc các huyện ngoài người ta có nhu cầu, dù nó manh mún nhưng cũng vẫn phải cố gắng”.

Làm thế nào để đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn cho hiệu quả; cũng như hạn chế thấp nhất số người vượt biên trái phép ra nước ngoài làm thuê? Đây là bài toán nan giải, không chỉ với huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, mà cũng là của nhiều địa phương khu vực Tây Bắc, đòi hỏi các ngành chức năng, các tổ chức có liên quan nhìn nhận lại cách làm, cách triển khai cho phù hợp./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều nước mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2019
Nhiều nước mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2019

VOV.VN - Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều nước ở Đông Âu bắt đầu quan tâm và mong muốn ký các thỏa thuận hợp tác với Việt Nam.

Nhiều nước mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2019

Nhiều nước mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2019

VOV.VN - Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều nước ở Đông Âu bắt đầu quan tâm và mong muốn ký các thỏa thuận hợp tác với Việt Nam.

Xích mích, lao động Việt Nam ở Đài Loan đâm nhau tử vong
Xích mích, lao động Việt Nam ở Đài Loan đâm nhau tử vong

VOV.VN -Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa có công văn yêu cầu các công ty XKLĐ làm hậu sự, giải quyết quyền lợi cho NLĐ, đưa thi thể về nước.

Xích mích, lao động Việt Nam ở Đài Loan đâm nhau tử vong

Xích mích, lao động Việt Nam ở Đài Loan đâm nhau tử vong

VOV.VN -Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa có công văn yêu cầu các công ty XKLĐ làm hậu sự, giải quyết quyền lợi cho NLĐ, đưa thi thể về nước.

Thị trường lao động 2019: Tiếp tục “khát” lao động chất lượng cao
Thị trường lao động 2019: Tiếp tục “khát” lao động chất lượng cao

VOV.VN - Thị trường lao động sẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao.

Thị trường lao động 2019: Tiếp tục “khát” lao động chất lượng cao

Thị trường lao động 2019: Tiếp tục “khát” lao động chất lượng cao

VOV.VN - Thị trường lao động sẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao.

Hải Phòng: Doanh nghiệp nợ BHXH - Người lao động “biết kêu ai”?
Hải Phòng: Doanh nghiệp nợ BHXH - Người lao động “biết kêu ai”?

VOV.VN - Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) đang ngày càng phổ biến, gây bức xúc cho người lao động tại thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng: Doanh nghiệp nợ BHXH - Người lao động “biết kêu ai”?

Hải Phòng: Doanh nghiệp nợ BHXH - Người lao động “biết kêu ai”?

VOV.VN - Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) đang ngày càng phổ biến, gây bức xúc cho người lao động tại thành phố Hải Phòng.

Sẽ bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ cho người lao động?
Sẽ bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ cho người lao động?

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về việc bổ sung thêm ngày nghỉ lễ Tri ân người có công 27/7 dương lịch.

Sẽ bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ cho người lao động?

Sẽ bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ cho người lao động?

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về việc bổ sung thêm ngày nghỉ lễ Tri ân người có công 27/7 dương lịch.

Nhiều lao động tại Hải Phòng bỗng dưng bị mất việc
Nhiều lao động tại Hải Phòng bỗng dưng bị mất việc

VOV.VN - Nhiều lao động tại Công ty CP Công nghệ Phẩm Hải Phòng bức xúc khi đang làm việc ổn định tại các ki ốt bán hàng thì bỗng dưng bị đuổi khỏi nơi làm việc.

Nhiều lao động tại Hải Phòng bỗng dưng bị mất việc

Nhiều lao động tại Hải Phòng bỗng dưng bị mất việc

VOV.VN - Nhiều lao động tại Công ty CP Công nghệ Phẩm Hải Phòng bức xúc khi đang làm việc ổn định tại các ki ốt bán hàng thì bỗng dưng bị đuổi khỏi nơi làm việc.