Năng lực viễn thông đã đủ phục vụ chuyển đổi số cho Việt Nam?

VOV.VN - Hạ tầng số được xác định gồm hạ tầng viễn thông và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Đây là những nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

Việc chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, nhất là khả năng làm chủ hạ tầng số. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định chuyển đổi số là động lực của tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số quyết định việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Trước mắt, việc phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 phụ thuộc không nhỏ vào kết quả chuyển đổi số. Những “viên gạch” nền móng quyết định thành công của chuyển đổi số là hạ tầng viễn thông và trung tâm dữ liệu quốc gia.

Đối với hạ tầng viễn thông, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh thời gian qua. Cả nước hiện có 19,6 triệu thuê bao băng rộng cố định, trong đó số thuê bao 3G và 4G vượt trên 70 triệu. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh trên tổng số thuê bao điện thoại di động liên tục tăng, từ 59% năm 2018 lên 65% năm 2019 và đến hết năm 2021 là 75%. Cùng với đó, tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đã đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020. Đặc biệt, từ giữa năm 2021, dịch vụ 5G đã được cấp phép thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố, với 300 trạm phát sóng.

Mục tiêu trước mắt trong năm 2022 là phủ sóng mạng băng rộng di động tốc độ trên 1Gb đến các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 100% người trưởng thành có điện thoại thông minh; 75% hộ gia đình có internet cáp quang; đạt 85% thuê bao băng rộng di động/100 dân…

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc, vì sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở từng ngành, từng lĩnh vực. Dịch vụ viễn thông băng rộng nói chung và băng rộng vô tuyến nói riêng đang đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 47/140 nước trên thế giới về hạ tầng băng rộng cố định và việc tiêu dùng dữ liệu tăng 140% so với năm trước đó. Đây chính là một trong những con số cho thấy, nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến gia tăng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Cụ thể, phủ sóng bằng mạng di động 4G cho gần 1.400 điểm lõm sóng, để giúp người dân ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có thể kết nối Internet, học trực tuyến. Tuy nhiên, có một vấn đề thách thức khi phát triển hạ tầng số đó là dữ liệu số đang tập trung nhiều ở nước ngoài.

“Dữ liệu là tài nguyên, vậy thì tài nguyên của người Việt nên đặt ở đâu, quản lý như thế nào, để vừa thúc đẩy sự phát triển hạ tầng số này? Làm thế nào để dữ liệu của người Việt góp phần vào phát triển cho Việt Nam? Hiện nay 80% dữ liệu của người Việt đang ở nước ngoài. Làm thế nào 80% dữ liệu của người Việt sản sinh ra ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất cải cách, xây dựng và hoàn thiện thể chế số, để bảo đảm cho việc chuyển đổi số được thành công”, ông Hoan nêu ý kiến.

Xác định tầm quan trọng, Chính phủ quyết tâm xây dựng hạ tầng dữ liệu số quốc gia. Các kho dữ liệu đang được gấp rút xây dựng, với sự tập trung, liên thông, kết nối giữa các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, Chính phủ cũng đã ban hành danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, với 38 nội dung, phân theo 7 nhóm như kinh tế tổng hợp, kinh tế ngành, khoa học - giáo dục - văn hóa - xã hội, doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài… Cùng với đó, hàng loạt nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Viễn thông lĩnh ấn tiên phong công cuộc đổi mới

Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của khối viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ, viễn thông đã trở thành hạ tầng nền tảng của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Số người sử dụng viễn thông là hàng trăm triệu, doanh thu hàng trăm ngàn tỷ, lợi nhuận hàng chục ngàn tỷ.

“Để đảm bảo an toàn mạng viễn thông, các thiết bị viễn thông phải có tiêu chuẩn về an toàn an ninh mạng. Nhà mạng phải đầu tư các công nghệ, thiết bị để đảm bảo mạng viễn thông an toàn, để người dân không bị gây phiền nhiễu, để không gian Internet lành mạnh cũng như đảm bảo để các cơ quan an ninh có thể truy vết hoạt động vi phạm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, trong năm 2022, song song với việc phải khởi động nghiên cứu 6G, ngành viễn thông phải hoàn thành xong việc phân bổ tần số 4G, 5G và hoàn thành phủ sóng mạng 5G trên toàn quốc. Thay vì dùng thiết bị nước ngoài thì dùng thiết bị trong nước, nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, 6G, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối. Ban hành tiêu chuẩn thiết bị viễn thông Việt Nam. Các nhà mạng khi đấu thầu mua sắm bắt buộc phải mời các doanh nghiệp thiết bị trong nước.

Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, ngành viễn thông cần lấy tinh thần đổi mới lần 1 để đổi mới lần 2. Những bài học của cuộc đổi mới lần 1 sẽ vẫn đúng cho lần 2. Đó là hạ tầng phải đi trước và đi nhanh, công nghệ phải hiện đại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"
"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh! 

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh! 

Để chuyển đổi số thành công - không chỉ là công nghệ
Để chuyển đổi số thành công - không chỉ là công nghệ

VOV.VN - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu, là sống còn, nếu không áp dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp không thể tồn tại. 

Để chuyển đổi số thành công - không chỉ là công nghệ

Để chuyển đổi số thành công - không chỉ là công nghệ

VOV.VN - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu, là sống còn, nếu không áp dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp không thể tồn tại. 

Công bố gói hỗ trợ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng
Công bố gói hỗ trợ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng

VOV.VN - Các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ ngày 5/8/2021 và kéo dài trong 3 tháng.

Công bố gói hỗ trợ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng

Công bố gói hỗ trợ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng

VOV.VN - Các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ ngày 5/8/2021 và kéo dài trong 3 tháng.