Nâng nền nhà sắp đụng nóc mà vẫn ngập

VOV.VN -Việc nâng độ cao mặt đường Kinh Dương Vương lên hơn 1,5m và độ cao vỉa hè 1,2m  khiến người dân nâng nền nhà nhiều lần vẫn ngập.

Công trình chống ngập dài 3,5 km trên đường Kinh Dương Vương, trước cửa Bến xe miền Tây, thuộc phường An Lạc A, quận Bình Tân được Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đang triển khai được khoảng 70% khối lượng, lại một lần nữa phải ngưng thi công. Việc tính toán thiếu khoa học đã khiến hàng ngàn hộ dân hai bên đường phải sống trong ngập nước, bụi bặm, ô nhiễm môi trường. Còn chủ đầu tư thì dở khóc, dở cười bởi không biết đến khi nào công trình mới làm xong.

Công trình luôn trong tình trạng ngổn ngang

Sau trận mưa to trưa nay (26/7), hàng trăm hộ dân hai bên đường Kinh Dương Vương bị nước tràn vào nhà, hư hỏng nhiều đồ đạc. Ông Võ Văn Lợi, người dân ở phường An Lạc A, quận Bình Tân cho biết, từ hơn 3 tháng nay, khi con đường này bắt đầu thi công, sau mỗi trận mưa to, nhà ông đều bị ngập như vậy.

Ông Lợi nói: “Chuyện làm ăn bị đứt đoạn thì mình phải chấp nhận, nhưng cứ mưa thì nước tràn vào nhà. Đơn vị thi công thì lúc làm, lúc nghỉ, chúng tôi không biết là họ tính toán như thế nào. Còn về độ cao thì cao quá. Nhà tôi đã nâng nền mấy lần rồi. Giờ mà nâng nữa là đụng nóc luôn rồi”.

Công trình chống ngập này có nhiều vấn đề không hợp lý. Ngay từ khi thiết kế, việc nâng độ cao mặt đường lên hơn 1,5m và độ cao vỉa hè 1,2m là quá cao so với hai bên đường. Trong khi đó, con đường Kinh Dương Vương này đã nhiều lần được nâng lên. Sau mỗi lần nâng đường, người dân hai bên lại phải nâng nền nhà lên theo. Đến lần này, đường đã cao gần đến mái của những nhà cấp 4, còn nhà 2- 3 tầng cũng không thể cơi nới thêm. Một điều bất hợp lý nữa là chủ đầu tư và nhà thầu chọn đúng thời điểm mùa mưa để thi công công trình. Cứ sau mỗi trận mưa, nước ở đường lại tràn vào, ngập nhà dân hai bên đường.

Bà Nguyễn Thị Lan, người bán nước giải khát ở đường Kinh Dương Vương nói: “Ở đây cứ trời nắng thì bụi, trời mưa thì sình. Xe cứ kẹt như thế này thì chúng tôi buôn bán làm sao được. Tôi thấy đường làm cao quá. Cao đến mức mà đồ kê lên nó ngập quá đầu rồi”.

Một số chuyên gia chống ngập cho rằng, nếu chủ đầu tư nâng đường kiểu này, nước tràn vào nhà dân. Người dân nâng nhà, nước lại tràn ra đường. Vậy là nhà nước và người dân cùng chống, mà ngập thì vẫn ngập. Chủ đầu tư nên làm cống thoát nước ở phần diện tích còn lại giữa đường, thay vì chỉ để trồng hoa làm cảnh như trước đây. Ít nhất, cống này cũng chứa nước và thoát nước được cho chính con đường cao như con đê kia. Còn về lâu dài, cần cải tạo hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thủy triều ở lưu vực khoảng 90ha chịu ảnh hưởng của công trình này. 

Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Về mặt đường thì vẫn phải giữ cái cốt và cao độ 1,2m. Riêng đối với cao độ ở vỉa hè thì chúng tôi sẽ điều chỉnh giảm xuống để thuận tiện hơn cho việc buôn bán cũng như việc đi lại của người dân”.

Chủ đầu tư khoanh tôn hết đường đi.

Sở Giao thông - Vận tải Thành phố Hồ Chí  Minh cho biết, Sở này mới nhận văn bản của chủ đầu tư về việc tổ chức lấy ý kiến người dân để làm cơ sở điều chỉnh thiết kế đối với công trình này. Tuy nhiên, việc “nghe ngóng dư luận”, hay lấy ý kiến người dân chỉ là biện pháp mang tính trực quan, cảm tính. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra được những điều bất hợp lý của dự án để sửa chữa, khắc phục. Còn người dân ở phường An Lạc A, quận Bình Tân thì mong mỏi, thành phố sớm có phương án xử lý để công trình này được hoàn thành, trả lại sự bình yên cho cuộc sống của họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM khởi động công trình chống ngập 9.926 tỉ đồng
TP HCM khởi động công trình chống ngập 9.926 tỉ đồng

Dự án được cho là sẽ giải quyết vấn đề ngập nước do triều và cải thiện môi trường cho khu vực với dân số 6,5 triệu người trên địa bàn TP HCM.

TP HCM khởi động công trình chống ngập 9.926 tỉ đồng

TP HCM khởi động công trình chống ngập 9.926 tỉ đồng

Dự án được cho là sẽ giải quyết vấn đề ngập nước do triều và cải thiện môi trường cho khu vực với dân số 6,5 triệu người trên địa bàn TP HCM.

Dự án chống ngập ở TPHCM: Đường cao hơn nền nhà dân cả mét?
Dự án chống ngập ở TPHCM: Đường cao hơn nền nhà dân cả mét?

VOV.VN - Đường Kinh Dương Vương được nâng cao, khiến nền nhà dân sẽ thấp hơn mặt đường đến 1,3 m. 

Dự án chống ngập ở TPHCM: Đường cao hơn nền nhà dân cả mét?

Dự án chống ngập ở TPHCM: Đường cao hơn nền nhà dân cả mét?

VOV.VN - Đường Kinh Dương Vương được nâng cao, khiến nền nhà dân sẽ thấp hơn mặt đường đến 1,3 m. 

1.400 tỉ mua xe bơm nước chống ngập: Quá vội vàng!
1.400 tỉ mua xe bơm nước chống ngập: Quá vội vàng!

Không chỉ quá tốn kém mà trong nhiều trường hợp mưa lớn, nước ngập gây ách tắc giao thông, xe bơm hút nước này làm sao tiếp cận khu vực ngập?

1.400 tỉ mua xe bơm nước chống ngập: Quá vội vàng!

1.400 tỉ mua xe bơm nước chống ngập: Quá vội vàng!

Không chỉ quá tốn kém mà trong nhiều trường hợp mưa lớn, nước ngập gây ách tắc giao thông, xe bơm hút nước này làm sao tiếp cận khu vực ngập?

TPHCM: Công trình chống ngập 300 tỷ đồng vẫn bế tắc
TPHCM: Công trình chống ngập 300 tỷ đồng vẫn bế tắc

VOV.VN - Công trình nâng đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (TP.HCM) dài 3,5 km với tổng kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng để chống ngập đang phải ngưng thi công.

TPHCM: Công trình chống ngập 300 tỷ đồng vẫn bế tắc

TPHCM: Công trình chống ngập 300 tỷ đồng vẫn bế tắc

VOV.VN - Công trình nâng đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (TP.HCM) dài 3,5 km với tổng kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng để chống ngập đang phải ngưng thi công.