Nên biến bãi giữa sông Hồng thành công viên sinh thái?

VOV.VN - Hà Nội mới đây có chủ trương biến bãi giữa sông Hồng thành công viên. Đây là một ý tưởng từ lâu đã được nhiều chuyên gia, người dân đề xuất. Tuy nhiên, khi chủ trương này được công bố, đã có không ít quan điểm khác nhau xung quanh việc biến bãi giữa sông Hồng thành công viên sao cho có hiệu quả.

 

Mỗi ngày, tôi đi về hai lượt qua sông Hồng. Rất nhiều lần tôi đã tự hỏi: Bao giờ thì thành phố mới nhận ra hàng trăm ha đất bãi sông Hồng là một không gian thực sự quý báu của Hà Nội, để sử dụng nó một cách hiệu quả, và mang lại lợi ích đáng giá nhất đối với cộng đồng?

Thực ra, không phải không có ai nhìn ra giá trị của vùng đất bãi sông mênh mông ấy. Có người đã thuê đất trồng hoa làm phim trường, làm bối cảnh chụp ảnh, có người đã mở dịch vụ cắm trại... và dù đầu tư hạ tầng rất đơn sơ, manh mún nhưng cũng có sức hút không nhỏ đối với người dân Thủ đô, những thị dân tù túng thiếu đại cảnh, những gia đình khao khát tiếp cận với thiên nhiên mỗi dịp cuối tuần.

Nhưng, đó mới chỉ là những toan tính ngắn hạn, có phần ăn xổi, nên không thể phát huy tốt giá trị thực sự của vùng sinh thái cảnh quan đặc biệt này.

Vùng bãi bồi sông Hồng rộng hàng trăm ha của Hà Nội có giá trị đặc biệt về sinh thái bởi nền đất phù sa màu mỡ và mặt nước sông Hồng. Nơi dễ dàng để trở thành một công viên sinh thái, vừa là một lá phổi xanh, vừa là một nơi nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần của người lao động thành phố.

Nếu biến nơi đây thành một công viên sinh thái thì cả về quy mô, lẫn cảnh quan, hoàn toàn có thể mang đến giá trị cao hơn nhiều lần so với hòn đảo Margaret nổi tiếng trên sông Danube của thành phố Budapest.

Đảo Margaret được mệnh danh là hòn đảo thiên đường trên sông Danube thực ra không có gì ghê gớm. Nó chỉ đơn thuần là một cù lao trên đoạn sông chảy xuyên qua thành phố Budapest, được nối với thành phố bởi một cây cầu. Trên đảo có những con đường chạy bộ, đạp xe, một vườn thú nhỏ, những bãi cỏ mềm, những vườn hoa điểm xuyết và rất nhiều cây xanh.

Nhưng nó được coi là thiên đường bởi nó trở thành một địa chỉ sinh thái giữa trung tâm thành phố. Nó mang đến cơ hội tiếp cận với thiên nhiên, cơ hội giao tiếp cộng đồng, cơ hội nghỉ ngơi thư giãn của tất cả người dân thành phố mà không cần đi xa khỏi đô thị. Đó là giá trị mà không nhiều đô thị trên thế giới dễ dàng có được.

Hà Nội có vùng bãi sông Hồng, một nơi dễ dàng để trở thành một công viên sinh thái nổi tiếng. Nhưng tại sao lại là một công viên sinh thái chứ không phải công viên văn hóa và du lịch như dự định của thành phố? Bởi giá trị lớn nhất của vùng đất bãi sông này là sinh thái.

Ưu tiên vào việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái bãi bồi là điều cần thiết nhất để phát huy giá trị, chứ không phải mang thêm những giá trị nhân tạo mà bất cứ nơi nào cũng có thể tạo ra.

Công viên sinh thái sông Hồng nên được hình dung như thế nào? Tôi nghĩ rằng nó nên được trồng thêm nhiều cây xanh bóng mát, nên được quy hoạch các con đường chạy bộ, đạp xe dưới bóng cây, các bãi cỏ để cắm trại, và các vườn hoa để dạo bộ.

Phía mép nước, cần đầu tư trồng cây thủy sinh, vừa để chống xói mòn, vừa để tạo sinh cảnh hấp dẫn cho các loại cá tôm, thủy cầm sinh sống. Dịch vụ ở đây nên đầu tư tối giản, đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình bê tông sắt thép.

Lựa chọn biến đất bãi sông Hồng thành công viên sinh thái có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư. Nhưng đối với thành phố, và với người dân Hà Nội, thì lợi ích không thể đo đếm bằng tiền.

Thành phố sẽ có một thắng cảnh, một khu vực sinh thái đặc biệt, người dân sẽ có một không gian để nghỉ ngơi, thư giãn, và giải trí lành mạnh và hấp dẫn. Tôi nghĩ, đó là điều mà một thủ đô cần có./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội công bố quy hoạch tổng thể hai bên sông Hồng và sông Đuống
Hà Nội công bố quy hoạch tổng thể hai bên sông Hồng và sông Đuống

VOV.VN - Với quy mô gần 11.000ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng. TP Hà Nội yêu cầu 13 quận huyện có quy hoạch đi qua không để phát sinh thêm diện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê, ngoài quy hoạch..

Hà Nội công bố quy hoạch tổng thể hai bên sông Hồng và sông Đuống

Hà Nội công bố quy hoạch tổng thể hai bên sông Hồng và sông Đuống

VOV.VN - Với quy mô gần 11.000ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng. TP Hà Nội yêu cầu 13 quận huyện có quy hoạch đi qua không để phát sinh thêm diện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê, ngoài quy hoạch..

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về quy hoạch khu đô thị sông Hồng
Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về quy hoạch khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc xem xét, cho ý kiến đối với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về quy hoạch khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc xem xét, cho ý kiến đối với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.