“Nếu báo chí không bắt kịp với chuyển đổi số sẽ không kết nối được với độc giả”

VOV.VN - Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng chuyển đổi số không nằm ở vấn đề công nghệ mà ở con người và tư duy. Cần phải xác định “bạn đọc ở đâu, báo chí ở đó”.

Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2022 tại Hà Nội, sáng nay (14/4) diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn”. Tại diễn đàn, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân cho rằng, chuyển đổi số là con đường của cả nước và báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chuyển đổi số với rất nhiều thay đổi về công nghệ làm báo, với rất nhiều thay đổi hành vi của độc giả, không còn cách nào khác ngoài tích cực đi theo con đường số hóa và chuyển đổi số.

“Hiện nay nhiều cơ quan báo chí chưa hiểu rõ thế nào là chuyển đổi số, nhiều cơ quan cho rằng đầu tư về trang thiết bị, phần mềm, công nghệ là đã đi trên con đường chuyển đổi số, nhưng thực ra không phải vậy. Chuyển đổi số không nằm ở vấn đề công nghệ mà ở con người và tư duy, không phải là số hóa các nội dung đưa lên nền tảng số mà phải tạo ra cả một quy trình sản xuất mới mẻ, tạo ra những thông tin mới mẻ, thậm chí có cả văn hóa tòa soạn phù hợp trong chuyển đổi số”, ông Lê Quốc Minh cho biết.

Theo Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, chuyển đổi số có nhiều yếu tố, nhưng lãnh đạo các cơ quan báo chí am hiểu về chuyển đổi số sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và thành công hơn. Bên cạnh đó, để chuyển đổi số, các tòa soạn cần đào tạo một đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ digital, cũng như tạo ra môi trường để phóng viên phát triển sáng tạo, thực hiện đúng chiến lược mà cơ quan mong muốn.

Ông Lê Quốc Minh cho rằng, chuyển đổi số không phải khi đạt được 1 chu kỳ sẽ dừng lại mà phải liên tục đổi mới không ngừng. Nói về quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí chủ lực hiện nay, ông Lê Quốc Minh nhận định, ngay cả các cơ quan chủ lực cũng mới chỉ xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế số, chuyển đổi số ở giai đoạn đầu, cần có những chiến lược cụ thể hơn. Song khi có chiến lược tốt thì quá trình thực hiện mới thực sự quan trọng. Để chuyển đổi số cần có sự đồng bộ từ những người xây dựng chiến lược đến những người trực tiếp triển khai, thậm chí từng phóng viên phải thấm nhuần tư duy về chuyển đổi số thì quá trình này mới có thể thành công.

 "Bạn đọc ở đâu, báo chí ở đó"

Câu chuyện về chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ mà còn ở rất nhiều lĩnh vực. Theo nhà báo Lê Xuân Trung, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, cần phải xác định “bạn đọc ở đâu, báo chí ở đó”. Khi bạn đọc lên mạng, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vừa qua, bạn đọc lên mạng, sống toàn bộ trên mạng thì báo chí phải lên mạng. Vì vậy, báo chí muốn lên mạng thì cần phải chuyển đổi số.

Trong quá trình chuyển đổi số, theo nhà báo Lê Xuân Trung, các cơ quan áo chí cần phải vượt qua 3 thách thức lớn cần đối mặt để giải quyết là: công nghệ, chi phí đầu tư; con người. Ông Trung cho rằng, nếu không có công nghệ phù hợp thì không thể chuyển đổi số hiệu quả. Trong đó thách thức quan trọng nhất là con người, đội ngũ. “Khi Tuổi Trẻ muốn chuyển đổi số mà năng lực đội ngũ, năng lực lãnh đạo, điều hành không thể chuyển đổi số được thì dù có được đầu tư công nghệ phù hợp thì chưa chắc đã thực hiện được”.

Vì vậy, nhà báo Lê Xuân Trung cũng đã đưa ra được 3 phương án để giải quyết về thách thức con người đáp ứng với chuyển đổi số. Thứ nhất là tuyển người, thứ hai là thuê ngoài, thuê công ty công nghệ, thứ 3 là dung hòa hai phương án trên.

“Đa số nhà báo của chúng ta chưa được phổ cập và đào tạo kỹ năng công nghệ để có thể làm báo theo xu hướng mới” - ông Trung cho biết.

Nhà báo Lê Xuân Trung cho rằng, phương án dung hòa là phương án tốt nhất hiện nay, đó là tự chủ một phần công nghệ bằng lực lượng tại chỗ và thuê ngoài những việc cần thiết để đảm bảo hiệu quả quản lý lẫn vốn đầu tư. Lực lượng tại chỗ chịu trách nhiệm vận hành chuyển đổi số và nghiên cứu, đề xuất những ứng dụng mới, giải pháp mới, sản phẩm mới.

Tuy nhiên, ông Trung cũng cho rằng, hiện nay vốn cũng là một bài toán khó. Để đầu tư về công nghệ (phần cứng và phần mềm), đầu tư một tòa soạn điện tử, hệ thống quản lý bạn đọc và khách hàng, lưu trữ dữ liệu, hệ thống quản trị toàn bộ quy trình vận hành cơ quan báo chí, mua hay thuê hệ thống server thì cũng cần phải đầu tư chi phí rất lớn. Ông Trung cho rằng các cơ quan báo chí cũng nên đầu tư dần dần, xác định thứ tự ưu tiên để đầu tư. Đồng thời cần phải cần từ hệ thống bài bản ngay từ đầu, đồng bộ, tránh đầu tư chắp vá.

Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ TP.HCM cho rằng, muốn chuyển đổi số thành công cần giải quyết vấn đề bảo vệ bản quyền riêng của các cơ quan báo chí.

“Tác phẩm báo chí là tài sản sống còn của các cơ quan báo chí nên đương nhiên phải được bảo vệ, không xâm phạm lẫn nhau” - nhà báo Lê Xuân Trung nêu rõ.

Khi một tác phẩm vừa đăng tải ngay lập tức đã bị phân tán, chia sẻ khắp nơi, như vậy các cơ quan báo chí sẽ không thể đủ nguồn lực để đầu tư làm ra các sản phẩm báo chí có chất lượng, mang bản sắc riêng. Các báo cần cam kết bảo vệ bản quyền để mỗi báo thể hiện các tác phẩm theo các bản sắc khác nhau, như vậy, các báo sẽ chạy đua để nâng cao chất lượng thay vì số lượng.

Ông Trung cho rằng, cơ quan quản lý và Hội Nhà báo Việt Nam cùng tham gia giám sát và xử lý việc vi phạm bản quyền báo chí.

Bên cạnh đó, theo Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ, làm sao để bạn đọc trả tiền cho báo điện tử giống như trả tiền mua báo giấy. Bởi thu phí bạn đọc báo online không chỉ tăng nguồn thu bền vững mà còn phải tăng chất lượng nội dung, hạn chế chạy theo view, chạy theo số lượng tin bài.

Cuối cùng là cần đào tạo để các nhà báo có thêm cơ hội học tập, tập huấn những kỹ năng cơ bản trong chuyển đổi số. Nhà báo phải hiểu được yêu cầu của bạn đọc, đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, như vậy quá trình chuyển đổi số mới có thể thành công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các biên tập viên, phát thanh viên VOV trình diễn trang phục dân tộc tại Hội báo toàn quốc
Các biên tập viên, phát thanh viên VOV trình diễn trang phục dân tộc tại Hội báo toàn quốc

VOV.VN - Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2022, chiều nay (13/4), tại gian trưng bày Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã diễn ra chương trình biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Các biên tập viên, phát thanh viên VOV trình diễn trang phục dân tộc tại Hội báo toàn quốc

Các biên tập viên, phát thanh viên VOV trình diễn trang phục dân tộc tại Hội báo toàn quốc

VOV.VN - Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2022, chiều nay (13/4), tại gian trưng bày Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã diễn ra chương trình biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Toàn cảnh lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022

VOV.VN - Sáng nay (13/4), Lễ khai mạc Hội báo toàn quốc 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội.

Toàn cảnh lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022

Toàn cảnh lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022

VOV.VN - Sáng nay (13/4), Lễ khai mạc Hội báo toàn quốc 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội.

Khai mạc ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước
Khai mạc ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước

VOV.VN - Sáng 13/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022.

Khai mạc ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước

Khai mạc ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước

VOV.VN - Sáng 13/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022.