Ngành Nội vụ: Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó

VOV.VN -Từ thực tế cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản.

Năm 2014, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108 về chính sách tinh giản biên chế để kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý và tinh giản biên chế. Do đó, về cơ bản biên chế năm 2014 đã được quản lý chặt chẽ theo đúng chủ trương của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, giữ ổn định đến năm 2016. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước vẫn cồng kềnh do những bất cập trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức, trong khi đó việc đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức không phản ánh đúng tình hình dẫn đến khó khăn trong việc tinh giảm biên chế.

Nghị định về chính sách tinh giản biên chế được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Đây được coi là một trong những bước tiến tiếp theo trong thực hiện lộ trình chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ đến năm 2020. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức bị loại khỏi biên chế. Hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính từ Trung ương tới địa phương gọn nhẹ, làm việc minh bạch, năng động, hiệu quả. Đây cũng là mong muốn chính đáng của cử tri cả nước.

Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Qua thực tế chúng ta cải cách hành chính, sắp xếp lại một bước cơ quan, đã giảm cấp Bộ và tương đương. Tuy nhiên, một số Bộ có bộ máy phình ra. Vì vậy, cơ bản nhất là rà soát lại chức năng, nhiệm vụ cơ quan hành chính, vì hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương đều có nhu cầu tăng biên chế và tăng tổ chức bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ. Thời gian tới phải rà soát, tinh giảm nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không làm và làm không hiệu quả thì mạnh dạn giao cho các tổ chức xã hội, có như vậy mới góp phần tinh giảm đội ngũ cán bộ”.

Nguyên nhân cơ bản khiến bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh và nặng nề là đầu vào, tức là việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức quá dễ dàng trong khi đầu ra lại bị nhiều lực cản. Trong 10 năm qua, Chính phủ đã 4 lần thực hiện tinh giản biên chế bộ máy hành chính, nhưng có một thực tế đáng buồn là càng tinh giản biên chế thì bộ máy hành chính nhà nước càng phát sinh.

Qua tổng hợp số liệu phân loại, xếp hạng cán bộ-công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, chỉ có chưa đầy 1% cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó, hơn 92 % hoàn thành xuất sắc và 5,6% không hoàn thành hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng có hạn chế về năng lực. Nhìn vào thực tế và qua các con số thống kê này cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản và không dễ dàng thực hiện được đúng lộ trình.

Là một trong những tỉnh thí điểm thi tuyển công chức thông qua việc xác định vị trí việc làm, ông Hoàng Văn Thuyên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái cho rằng cần đổi mới quy trình tuyển dụng cán bộ công chức, nhìn việc để bố trí người một cách phù hợp sẽ góp phần tinh giảm bộ máy.

Ông Thuyên cho biết: “Cần bổ sung phương thức tính khối lượng công việc, thời gian thực hiện công việc cho mỗi vị trí việc làm, từ đó xác định rõ số lượng người làm việc cần thiết là bao nhiêu. Phải đánh giá, xác định khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị và dự kiến công việc mới để làm căn cứ đề xuất biên chế, số lượng người làm việc cần thiết”.

Hằng năm, kế hoạch biên chế công chức của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ luôn tăng từ 9-11% so với biên chế công chức giao của năm trước. Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh là do chưa có cơ chế chịu trách nhiệm về chất lượng nhân sự rõ ràng. Bên cạnh đó, có một thực tế tồn tại ở cơ quan hành chính là kiểu làm việc thiên về tình cảm, thiếu kiên quyết  khi xử lý sai sót, thậm chí là sai sót vẫn tồn tại nên việc đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm dường như chỉ mang tính hình thức.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ Nghị định về đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức, đây sẽ là cơ sở để người đứng đầu đánh giá cán bộ, công chức, góp phần tinh giảm biên chế theo lộ trình.

“Trong Dự thảo Nghị định này chúng tôi đưa ra tiêu chí đối với những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bên cạnh đó đưa ra hàng loạt hệ thống tiêu chí để xác định để những người không làm việc được việc, hạn chế về năng lực hoặc lười biếng, không chấp hành kỷ luật tốt. Nếu có 1 tiêu chí trong số các tiêu chí đó thì xác định người đó không hoàn thành nhiệm vụ. Đó cũng là công cụ giúp người đứng đầu thực hiện tốt đánh giá”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ngành Nội vụ đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao là phải thực hiện nghiêm yêu cầu không tăng biên chế trong năm 2015. Phải hướng tới một nền hành chính tinh gọn, minh bạch, rõ ràng, làm việc năng động và hiệu quả, bắt đầu từ việc xóa các tiền lệ lạc hậu, thiên về tình cảm trong công tác tuyển chọn nhân sự và xây dựng cơ chế người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra phát sinh biên chế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!
Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

VOV.VN - Chưa đơn vị nào có đề án vị trí việc làm, cộng với việc không có tiêu chí đánh giá, xếp loại rõ ràng… nên tất cả vẫn “đứng im”.

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

VOV.VN - Chưa đơn vị nào có đề án vị trí việc làm, cộng với việc không có tiêu chí đánh giá, xếp loại rõ ràng… nên tất cả vẫn “đứng im”.

Cơ cấu cán bộ công chức theo hướng giảm biên chế
Cơ cấu cán bộ công chức theo hướng giảm biên chế

Phó Thủ tướng đề nghị sớm làm rõ nguồn lực, thực hiện tinh giản và cơ cấu hợp lý, hình thành được đội ngũ cán bộ đủ mạnh.

Cơ cấu cán bộ công chức theo hướng giảm biên chế

Cơ cấu cán bộ công chức theo hướng giảm biên chế

Phó Thủ tướng đề nghị sớm làm rõ nguồn lực, thực hiện tinh giản và cơ cấu hợp lý, hình thành được đội ngũ cán bộ đủ mạnh.

Yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương không tăng thêm biên chế năm 2015
Yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương không tăng thêm biên chế năm 2015

VOV.VN -Chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế nghỉ hưu và tinh giản, 50% còn lại trừ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2015

Yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương không tăng thêm biên chế năm 2015

Yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương không tăng thêm biên chế năm 2015

VOV.VN -Chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế nghỉ hưu và tinh giản, 50% còn lại trừ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2015

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi
Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

VOV.VN - Lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kềnh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

VOV.VN - Lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kềnh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ giảm lượng biên chế "cắp ô đi về"
Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ giảm lượng biên chế "cắp ô đi về"

VOV.VN -“Phải là trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá, chứ không chỉ đơn giản là bỏ phiếu, giơ tay”.

Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ giảm lượng biên chế "cắp ô đi về"

Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ giảm lượng biên chế "cắp ô đi về"

VOV.VN -“Phải là trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá, chứ không chỉ đơn giản là bỏ phiếu, giơ tay”.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án tinh giản biên chế
Phó Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án tinh giản biên chế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng.

Tổng biên chế công chức Nhà nước năm 2015 là 277.055
Tổng biên chế công chức Nhà nước năm 2015 là 277.055

Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 là 277.055 biên chế

Tổng biên chế công chức Nhà nước năm 2015 là 277.055

Tổng biên chế công chức Nhà nước năm 2015 là 277.055

Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 là 277.055 biên chế

Sẽ tinh giảm biên chế 100.000 người
Sẽ tinh giảm biên chế 100.000 người

VOV.VN -Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.

Sẽ tinh giảm biên chế 100.000 người

Sẽ tinh giảm biên chế 100.000 người

VOV.VN -Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.

Tinh giản biên chế: Làm sao “đúng người, đúng chỗ”?
Tinh giản biên chế: Làm sao “đúng người, đúng chỗ”?

VOV.VN - Việc tinh giản biên chế phải chống được tiêu cực, người không đáng giữ ung dung tại vị, còn người không có “ô dù” lại bị tinh giản.

Tinh giản biên chế: Làm sao “đúng người, đúng chỗ”?

Tinh giản biên chế: Làm sao “đúng người, đúng chỗ”?

VOV.VN - Việc tinh giản biên chế phải chống được tiêu cực, người không đáng giữ ung dung tại vị, còn người không có “ô dù” lại bị tinh giản.

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?
Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

VOV.VN - Chủ trương giảm 100.000 biên chế chính là lời tuyên chiến với một bộ phận không nhỏ những công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

VOV.VN - Chủ trương giảm 100.000 biên chế chính là lời tuyên chiến với một bộ phận không nhỏ những công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không tăng biên chế trong năm 2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không tăng biên chế trong năm 2015

VOV.VN -Thay vì tăng biên chế, các cơ quan, Bộ, ngành phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không tăng biên chế trong năm 2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không tăng biên chế trong năm 2015

VOV.VN -Thay vì tăng biên chế, các cơ quan, Bộ, ngành phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.